Hiện tượng hay thức giấc vào ban đêm kéo dài sẽ làm ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển hệ thần kinh và cảm xúc ở trẻ sơ sinh. Nên các bậc phụ huynh cần hiểu rõ cơ chế của giấc ngủ để biết cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon, nhanh chóng thích nghi với môi trường mới sau khi sinh.
- Bé khó ngủ thiếu chất gì? Biện pháp giúp bé ngủ ngon
- Cách gấp khăn làm gối cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn giúp bé ngủ ngon giấc
Thông thường, vào những tuần đầu tiên sau khi chào đời, trẻ sơ sinh cần có một khoảng thời gian để làm quen với môi trường sống mới. Trong khoảng thời gian này, trẻ thường ngủ không sâu giấc và thức dậy nhiều lần trong vài giờ hay vặn mình, rướn người và giật mình. Tuy nhiên khi hiện tượng này diễn ra khá thường xuyên thì ba mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, để đưa ra cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon, tránh được các biến chứng nguy hiểm liên quan đến các bệnh lý thần kinh như rối loạn thần kinh bẩm sinh, dây thần kinh bị tổn thương...
Cơ chế giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Để chăm sóc trẻ tốt cũng như tìm ra phương pháp giúp con ngủ ngoan, tốt cho sự phát triển của thần kinh, trí não thì việc phụ huynh hiểu rõ về cơ chế giấc ngủ của trẻ là rất cần thiết. Theo phân tích của các chuyên gia, khi trẻ mới sinh cho đến một tháng tuổi gần như ngủ suốt ngày đêm, thời gian thức rất ngắn, chỉ khoảng 2-3 giờ, chủ yếu là để bú. Phần lớn khoảng thời gian thức của trẻ đều vào ban đêm, sở dĩ như vậy là do bé chưa phân biệt được ngày và đêm.
Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở đi đã dần nhận thức được thời gian thông qua thói quen sinh hoạt của mẹ và người thân trong gia đình. Do đó, trẻ bắt đầu ngủ suốt đêm mà không thức giấc.
Giấc ngủ của trẻ chia làm nhiều giai đoạn, trong mỗi giai đoạn trẻ có thể nằm yên hoặc thực hiện cử động. Phụ thuộc vào đó, trẻ có thể ngủ nhanh hoặc ngủ chậm. Khi ngủ nhanh, trẻ sẽ ngủ nông, không sâu giấc. Còn ngủ chậm, trẻ sẽ ngủ rất sâu. Đây cũng là giấc ngủ tác động lớn đến sự phát triển của cơ thể, giúp bé tăng chiều cao, nâng cao thể lực và trí lực. Chính vì vậy, cha mẹ cần tạo sự thoải mái, không gian yên tĩnh và hát ru, để bé dễ dàng chìm vào giấc ngủ một cách tự nhiên.
Đặc biệt, theo từng độ tuổi mà mẹ cần có cách giúp trẻ ngủ ngon sâu giấc khác nhau, nhất là vào ban đêm. Bởi vào khoảng thời gian từ sau 21h hệ miễn dịch, gan, mật, phổi sẽ tiến hành bài độc. Hơn nữa, việc ngủ sâu và liền mạch vào ban đêm sẽ giúp bộ não trẻ phát triển, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ sàng lọc và tái tạo ký ức cũng như cung cấp cho bộ não chất bôi trơn tốt hơn. Như vậy, trẻ sẽ thông minh, lanh lợi hơn khi trưởng thành, giảm được các bất thường về tâm lý.
Do đó, vào ban đêm mẹ hãy điều chỉnh cữ bú cho phù hợp, giảm bú đêm. Đối với trẻ mới vừa sinh sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng từ tuần thứ 6 trở đi, mẹ cần tập cho bé làm quen với thời khóa biểu mới để ngủ xuyên đêm. Khi trẻ sáu tháng tuổi, mẹ không cần phải cho trẻ bú đêm nữa và đảm bảo trẻ được ăn no, để tránh “mất ngủ” trong đêm do đói.
Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm
Ngay từ những ngày đầu mới sinh, mẹ hãy áp dụng một số mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon sau đây để giúp con ngủ đủ giờ và sâu giấc, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thể chất và trí não.
Tạo môi trường tối ưu để bé dễ ngủ
Môi trường xung quanh là một trong những yếu tố tác động đến chất lượng giấc ngủ của bé yêu. Do đó, để bé ngủ ngon hơn vào mỗi ngày, mẹ hãy giữ cho không gian yên tĩnh bằng cách xây phòng cách âm hoặc có thể sử dụng tiếng ồn trắng để che lấp một số âm thanh khác phát ra từ môi trường xung quanh. Một số tiếng ồn trắng như là tiếng mưa, tiếng sóng vỗ, tiếng suối chảy… các tiếng ồn trắng này có thể dùng máy phát âm thanh đặc biệt để tạo ra.
Tuy nhiên, việc sử dụng tiếng ồn trắng mẹ nên cân nhắc trước khi sử dụng, vì có thể khiến bé lệ thuộc, khi không có thì không thể dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Bên cạnh sự yên tĩnh, không gian ngủ cần phải mát mẻ, thoáng khí và hơi tối thì trẻ mới có thể ngủ được. Nhưng không vì thế mà mẹ để quạt thổi thẳng vào người bé. Tốt nhất, để bé nằm phía xa với hướng gió, làn gió nhè nhẹ sẽ giúp căn phòng mát mẻ, bé cũng dễ ngủ.
Nếu phòng lắp điều hòa thì không nên để bé nằm ngay luồng gió của thiết bị, đồng cho bé mặc áo liền quần, mang vớ, đắp chăn mỏng, quấn lại để tạo cảm giác an toàn và sự an tâm cho bé cũng như không bị lạnh. Nhiệt độ thích hợp cho bé ngủ ngon là từ 28-29 độ C. Mẹ cũng cần lưu ý, giữ tã luôn khô ráo để bé ngủ được ngon giấc.
Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ
Một trong những mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm hiệu quả nhất chính là tập cho con ngủ đi ngủ đúng giờ. Vào đúng thời gian đi ngủ cố định mỗi ngày, mẹ hãy bế bé vào phòng yên tĩnh, tắt đèn. Nếu bé không chịu ngủ thì mẹ hãy âu yếm, massage hoặc có thể hát ru.
Cách ru trẻ sơ sinh ngủ nhanh nhất đó là chọn những ca khúc, nhẹ nhàng và du dương, giúp an thần, dễ ngủ, bởi âm nhạc là một liều thuốc bổ cho tinh thần.
Đặt bé vào nôi trước khi ngủ
Mẹ hãy bế đến khi bé thiu thiu ngủ rồi đặt xuống nôi để đung đưa, giúp bé chìm vào giấc ngủ tự nhiên. Tuyệt đối không nên để bé ngủ trên tay rồi mới đặt xuống vì sẽ tạo cho con thói quen xấu được bế mới chịu ngủ, khi đặt xuống nôi hoặc giường sẽ thức giấc ngay. Chính vì vậy, trước khi sinh, bên cạnh việc chuẩn bị mua quần áo, tã lót, bỉm thì mẹ cũng hãy sắm cho con một chiếc nôi nhé.
Khi đặt bé vào cũi thì hãy đặt bé nằm ngửa, dọn trống chăn gối, cũng như các vật dụng khác để đảm bảo an toàn, sau đó trông bé một lát và rời khỏi phòng. Đây là một trong những mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon mà ông bà ta ngày xưa thường áp dụng.
Cho trẻ sơ sinh dùng núm vú giả
Khi trẻ sơ sinh ngủ không yên giấc, mẹ hãy cho bé ngậm ti giả, phương pháp này vô cùng hữu ích. Khi ngậm ti giả sẽ giúp bé hiểu được nhu cầu tự nhiên của cơ thể, ăn vô thức khi không đói, bé sẽ không mút tay, không ọ ọe khi ngủ và mẹ cũng đỡ vất vả hơn khi chăm sóc bé.
Đặc biệt, khi ngậm ti giả sẽ giúp trẻ sơ sinh giảm được tới 90% nguy cơ đột tử vì ngạt thở do ngủ úp mặt xuống gối, chăn che kín mặt… Bởi khi bé ngậm ti giả, lỗ thông hơi của ti sẽ là đường truyền không khí, giúp bé không bị ngạt trong khi ngủ. Tuy nhiên, mẹ cần căn cứ vào tình trạng ăn ngủ và sức khỏe của các bé để quyết định có nên sử dụng ti giả hay không. Nếu bé vừa sinh chưa bú mẹ thành thục thì chưa nên vội sử dụng ti giả.
Còn nếu bé đã bú thành thục nhưng ngạt mũi, khó thở thì hãy dùng ti giả, nhưng cần giảm dần thời gian và tần suất sử dụng để tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn như: phải có ti giả bé mới ngủ, khóc lóc khi ti giả rơi ra và phải đút lại vào miệng cho thì trẻ mới chịu ngủ lại.
Ngoài ra, khi bé ngủ, mẹ có thể bật đèn mờ, nói khẽ và cử động nhẹ nhàng, để dễ chăm sóc trẻ ban đêm. Đồng thời điều này sẽ giúp bé hiểu được đây là thời gian để ngủ và tiếp tục giấc ngủ dang dở nếu như thức giấc nửa đêm.
Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp các mẹ biết được cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon, tăng khả năng tập trung, luôn tỉnh táo và thông minh. Đặc biệt là tăng trưởng chiều cao tốt hơn vì hormone tăng trưởng sẽ được tiết ra nhiều hơn khi ngủ sâu cũng như tránh được rối loạn hành vi khiến trẻ dễ cáu gắt, bốc đồng và trở nên quá tăng động.