Việc chăm sóc làn da trẻ sơ sinh vô cùng khó khăn. Khi bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt, các mẹ có thể bối rối vì không rõ nguyên nhân. Cùng tìm hiểu ngay.
- Củ dền đỏ nấu với gì cho bé ăn ngon và bổ dưỡng, mẹ đã biết chưa?
- Làm sao để bé bú mẹ tăng cân nhanh, mẹ đã biết chưa?
Nội dung bài viết
- Hiện tượng bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt là gì?
- Các trường hợp mẩn đỏ thường gặp ở bé
- Lời khuyên dành cho các mẹ có con nhỏ
Việc chăm con trong những tháng đầu sau sinh hết sức khó khăn với những ai mới làm mẹ lần đầu. Quá trình đó đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ và tinh ý của các mẹ. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, làn da rất dễ tổn thương, đôi khi da bé xuất hiện các mẩn đỏ có thể không gây sốt, không ngứa khiến các mẹ lo lắng vì không biết nguyên nhân đến từ đâu. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu về tình trạng bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt trong bài viết dưới đây.
Hiện tượng bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt là gì?
Những mẩn đỏ xuất hiện ở bé có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: nổi mề đay, nhiễm khuẩn, viêm da, sức đề kháng kém, dị ứng thời tiết và môi trường thay đổi,… Và có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức như trẻ có thể bị nổi toàn thân hoặc chỉ vài bộ phận cơ thể, bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa hoặc bé bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa,... Gia đình không nên chủ quan vì có thể tiềm ẩn những căn bệnh nguy hiểm cho các bé.
Các trường hợp mẩn đỏ thường gặp ở bé
Làn da bé trong những tháng đầu có thể xuất hiện các mẩn đỏ, đôi khi khó xác định nguyên nhân và khiến các mẹ lo lắng. Có thể kể đến các trường hợp sau:
Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt
Khi bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt có thể do viêm da cấp tính hay mãn tính ở da, rôm sảy do thời tiết oi bức, phát ban sau khi sốt, sự thay đổi sữa hoặc sữa không phù hợp,…
Triệu chứng mẩn ngứa trong trường hợp này thường làm trẻ khó chịu vì ngứa ngáy. Nếu trẻ gãi sẽ càng làm mẩn đỏ thêm nặng hơn, có thể dẫn đến mưng mủ và nổi hạch. Cũng có thể là do mùa hè nắng nóng gây ngứa ngáy, nổi mụn và trẻ sẽ tự khỏi.
Đối với trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở lên, mẩn đỏ kiểu này là tình trạng thường gặp. Các mẹ có thể dùng các biện pháp để cải thiện như:
- Cách ly trẻ khỏi nguồn gây ngứa (áo lông, nơi nhiều bụi, vật nuôi,…).
- Vệ sinh thân thể cho bé sạch sẽ mỗi ngày.
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, đặc biệt là thực phẩm nhiều chất xơ và các loại vitamin để tăng cường sức đề kháng.
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng và bụng
Mẩn ngứa dạng này thường là do mùa hè nóng nực và có thể tự tiêu biến sau vài ngày, cũng có thể là do dị ứng thời tiết, sức đề kháng yếu,… Nhưng nếu các mẩn ngứa trên người trẻ lan ra các vùng khác của cơ thể, xuất hiện mủ trắng li ti hoặc có biểu hiện lạ trên da, những cơn ngứa nhiều hơn,… Mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để kịp thời xử lý vì có thể tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.
Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt
Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt có thể do mụn kê, chàm, khuẩn nấm,… gây ra. Do đó, các mẹ không nên tự ý bôi thuốc cho con và không nên sử dụng các bài thuốc dân gian chưa được kiểm chứng. Cách tốt nhất đó là đưa bé đến bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.
Trong thời gian đó, các mẹ có thể áp dụng các cách dưới đây để cải thiện tình trạng của bé như:
- Vệ sinh sạch sẽ thân thể bé thường xuyên.
- Đảm bảo không gian mà bé hay tiếp xúc phải thoáng mát và sạch sẽ.
- Hạn chế việc trẻ gãi vào các vết ngứa vì sẽ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
- Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên chú ý đến chọn quần áo cho bé, đảm bảo thông thoáng, chất liệu vải an toàn, thân thiện, không gây dị ứng.
- Hạn chế cho bé tiếp xúc với sữa tắm có tính tẩy mạnh, có hương nồng.
Lời khuyên dành cho các mẹ có con nhỏ
Da các bé rất mỏng và nhạy cảm. Do đó, cần thời gian để thích nghi với môi trường, đặc biệt là các bé trong những tháng đầu rất dễ bị dị ứng. Bên cạnh đó, các “kẻ thù” khác của bé có thể kể đến như: hăm tã, sản phẩm chăm sóc da không chất lượng,… Vì thế, các mẹ cần chú ý 2 yếu tố sau:
- Những yếu tố trong tầm kiểm soát: Đó là những việc các mẹ có thể tự làm cho con như vệ sinh cơ thể, dinh dưỡng cho bé, không gian bé ở,...
- Vệ sinh cơ thể: Các mẹ nên chọn các sản phẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có nguồn gốc an toàn từ thiên nhiên và không chứa chất bảo quản,… Để an toàn hơn, các mẹ nên thử một ít lên người bé để xem có dị ứng gì không, sau đó mới quyết định có dùng tiếp hay không.
- Dinh dưỡng cho bé: Các mẹ nên cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là chất xơ và các loại vitamin, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng, giúp một số loại mẩn đỏ ở trẻ nhanh chóng biến mất.
- Không gian bé ở: Đảm bảo thoáng mát và sạch sẽ. Hạn chế các chất liệu có thể gây dị ứng cho trẻ và thú cưng.
- Những yếu tố ngoài tầm kiểm soát: Khi tình trạng bé trở nên nghiêm trọng kể cả khi đã thực hiện những cách trên, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để kịp thời xử lý. Tuyệt đối không tự ý chữa trị tại nhà bằng cách bôi lên người bé các loại thuốc, kem hoặc tắm cho trẻ bằng các loại nước lá chưa được kiểm chứng.
Chăm sóc da bé trong những tháng đầu luôn là một bài toán khó với tất cả người mẹ. Chỉ cần một chút lơ là cũng có thể gây ra mẩn ngứa, dị ứng hoặc các biến chứng nguy hiểm. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết về vấn đề bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt có thể giúp ích cho các mẹ trong quá trình chăm sóc con.