Bảng giờ ngủ của trẻ sơ sinh từng tháng tuổi

Nuôi dạy con 17/12/2020 11:39

Tùy từng độ tuổi, thời gian ngủ của trẻ sơ sinh sẽ khác nhau. Việc thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Cùng tìm hiểu về bảng giờ ngủ của trẻ sơ sinh qua bài viết!

Nội dung bài viết

Giờ ngủ của trẻ sơ sinh sẽ không cố định theo từng độ tuổi, đồng thời khó theo nhịp ngày đêm. Điều này đồng nghĩa với việc các mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi trước thời gian biểu thất thường của trẻ. Việc ngủ ít hay ngủ quá nhiều so với bảng thời gian ngủ chuẩn của bé đều là dấu hiệu cần chú ý. Mời các mẹ cùng Phunuvagiadinh tìm hiểu về bảng thời gian ngủ khoa học của trẻ sơ sinh trong bài viết sau!

Gio ngu cua tre so sinh 1
Giờ ngủ của trẻ sơ sinh sẽ không cố định theo từng độ tuổi - Ảnh minh họa: Internet

Giờ ngủ của trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào?

Ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ nhanh lớn và não bộ phát triển tốt hơn. Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh chỉ thức khi đói hoặc cần đi tiểu, đại tiện. Thời gian còn lại bé sẽ dùng để ngủ, lý do là bởi bé chưa quen được với ánh sáng bên ngoài đồng thời thói quen nhắm mắt vẫn giống như hồi còn trong bụng mẹ.

Giấc ngủ có nhiều lợi ích quan trọng đối với trẻ sơ sinh như:

  • Trong khi ngủ, trẻ sẽ lớn lên.
  • Trí não phát triển.
  • Đảm bảo cho quá trình hệ thần kinh trung ương phát triển.
Gio ngu cua tre so sinh 2
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng tới sự phát triển của trẻ - Ảnh minh họa: Internet
  • Tinh thần của trẻ thoải mái hơn.
  • Tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.
  • Giấc ngủ ngon giúp trẻ năng động hơn, tương tác nhiều hơn với những thứ xung quanh.

Bảng giờ ngủ của trẻ sơ sinh khoa học

Dưới đây là số giờ ngủ trung bình của trẻ sơ sinh mỗi ngày, gồm cả ngày và đêm.

Tuổi

Ban đêm

Ban Ngày

Tổng thời gian

0-4 tháng

8-12 giờ

7-9 giờ

15-21 giờ

4-12 tháng

9-10 giờ

9-10 giờ

9-10 giờ

1 tuổi

11 giờ

2-3 giờ

2-3 giờ

Lưu ý: Những bé ban ngày có giấc ngủ lâu hơn thì sẽ ngủ ít hơn vào ban đêm và ngược lại.

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng tháng

Thời gian ngủ của mỗi đứa trẻ sơ sinh sẽ khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi, giờ ăn và thói quen sinh hoạt của mỗi một gia đình. Giai đoạn từ 0 đến 6 tháng tuổi, các mẹ có thể tham khảo số giờ ngủ cần thiết cho bé như sau:

Trẻ sơ sinh 0-1 tháng tuổi

Gần như trẻ sẽ ngủ cả ngày và chỉ thức dậy vài tiếng đồng hồ để ăn. Trẻ 1 tháng tuổi trung bình sẽ ngủ từ 15-16 giờ/ngày.

Gio ngu cua tre so sinh 3
Trẻ 1 tháng tuổi trung bình sẽ ngủ từ 15-16 giờ/ngày - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ sơ sinh 1-3 tháng tuổi

Từ 2 tuần cho tới 2 tháng tuổi, trẻ trung bình sẽ ngủ từ 15,5-17 giờ mỗi ngày, trong đó ban đêm khoảng 8,5-10 giờ và ban ngày khoảng 6-7 giờ, trải dài từ 3-4 giấc ngủ ngắn. Đến tháng thứ 3, thời gian ngủ của trẻ trung bình cần 15 giờ, trong đó ban đêm là 10 giờ và ban ngày là 5 giờ.

Trẻ sơ sinh 3-6 tháng tuổi

Khi trẻ được 6 tháng tuổi, bé có thể chỉ ngủ từ 15-16 giờ/ngày.

Cách thay đổi giờ ngủ của trẻ sơ sinh

Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn thay đổi giờ ngủ của trẻ sơ sinh, từ đó trẻ sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ hơn:

Tìm hiểu dấu hiệu mệt mỏi của trẻ

Trẻ sơ sinh 6-8 tuần tuổi thường không thức quá 2 tiếng mỗi lần. Ngược lại, nếu thức quá 2 tiếng có thể là dấu hiệu trẻ đang bị mệt, gặp phải khó khăn trong việc ngủ.

Gio ngu cua tre so sinh 4
Tìm hiểu dấu hiệu mệt mỏi của trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Lúc này, bạn cần kiểm tra xem bé có thực sự mệt hay không. Bé có bứt tai, dụi mắt hay bứt rứt trong người hay không? Nếu có, bạn hãy đặt người bé xuống. Bạn sẽ quen dần với việc nhận biết thói quen cũng như nhịp điệu sinh hoạt hàng ngày của bé. Bản năng của người mẹ sẽ giúp bạn biết khi nào bé đã sẵn sàng cho một giấc ngủ trưa.

Dạy bé nhận biết ngày và đêm

Một số em bé sơ sinh sẽ thức khi mẹ muốn đi ngủ. Trong vài ngày đầu tiên, các mẹ sẽ không thể làm gì nhiều để thay đổi được tình trạng này. Khi bé đã được 2 tuần tuổi thì mẹ có thể bắt đầu dạy trẻ phân biệt giữa ngày và đêm.

Gio ngu cua tre so sinh 5
Dạy bé nhận biết ngày và đêm - Ảnh minh họa: Internet

Khi bé còn thức vào ban ngày, bạn nên tương tác với bé nhiều, luôn giữ cho phòng bé tràn ngập ánh sáng. Bạn không cần cố gắng giảm thiểu tiếng ồn quen thuộc vào ban ngày như nhạc, tiếng điện thoại hay máy giặt. Nếu thấy bé buồn ngủ khi đang bú, hãy đánh thức bé dậy một cách nhẹ nhàng.

Nếu thấy bé thức dậy vào ban đêm thì bạn cũng đừng nên chơi đùa với bé. Nên giữ độ ồn và ánh sáng ở mức thấp nhất, tránh trò chuyện với trẻ. Dần dần bé sẽ bắt đầu nhận ra được ban đêm là để ngủ chứ không phải chơi.

>>> Xem thêm:

- Cách làm trẻ sơ sinh hết nấc đơn giản và hiệu quả tại nhà

- Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có đờm?

Cho bé cơ hội tự chìm vào giấc ngủ

Khi bé đã được 6-8 tuần tuổi, mẹ có thể bắt đầu tập cho bé tự chìm vào giấc ngủ. Các mẹ hãy đặt bé nằm xuống khi bé cảm thấy buồn ngủ, không lắc lư người bé. Điều này sẽ giúp bé hình thành thói quen tự ngủ. 

Gio ngu cua tre so sinh 6
Cho bé cơ hội tự chìm vào giấc ngủ - Ảnh minh họa: Internet

Một số bố mẹ thích lắc lư cho bé yêu vì nghĩ rằng điều này là bình thường. Họ nghĩ rằng con sẽ ngủ ngon và phát triển khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, việc lắc lư trong 8 tuần tuổi đầu tiên sẽ khiến bé quen trong thời gian sau đó.

Trên đây là thông tin về giờ ngủ của trẻ sơ sinh, các mẹ có thể tham khảo để giúp bé ngủ đủ giấc và phát triển khỏe mạnh mỗi ngày.

Cách làm trẻ sơ sinh hết nấc đơn giản và hiệu quả tại nhà

Nếu các mẹ cảm thấy luống cuống trước tình trạng nấc cụt ở trẻ thì có thể tham khảo một số cách làm trẻ sơ sinh hết nấc cụt hiệu quả và cực kỳ an toàn trong bài viết!

TIN MỚI NHẤT