Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau hông phải là gì? Đau hông khi mang thai 3 tháng đầu và đau hông khi mang thai tháng cuối có cùng nguyên nhân hay không?
Nội dung bài viết
- Bà bầu bị đau hông phải khi mang thai 3 tháng đầu
- Nguyên nhân bà bầu bị đau hông bên phải khi mang thai tháng cuối
- Cách điều trị cho bà bầu bị đau hông bên phải
Bà bầu bị đau hông phải trong thai kỳ là điều thường gặp nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân của cơn đau. Trong bài viết hôm nay hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân của cơn đau hông trong thai kỳ cũng như cách điều trị nó.
Bà bầu bị đau hông phải khi mang thai 3 tháng đầu
Nguyên nhân chính gây ra cơn đau hông phải của bà bầu trong giai đoạn này liên quan đến xương chậu và xương hông. Xương chậu là có vị trí nằm ở phần dưới đáy cột sống còn xương hông là các khớp ở hai bên xương chậu kết nối giữa xương đùi và xương chậu. Bên cạnh đó cũng còn một số nguyên nhân gây ra cơn đau hông như:
- Sự thay đổi của xương chằng để phù hợp với sự phát triển của thai nhi
- Đau dây thần kinh tọa: Tình trạng này xảy ra khi tử cung người mẹ phát triển và đè lên dây thần kinh hông. Cơn đau có thể lan rộng ra lưng, hông và bàn chân.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, cơn đau này sẽ chấm dứt khi em bé ra đời nên các mẹ không cần lo lắng về tính ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe sau này.
Nguyên nhân bà bầu bị đau hông bên phải khi mang thai tháng cuối
Do thai nhi quay đầu
Cấu tạo cơ thể của thai phụ theo quy luật nhất định là: Xương chậu được nối với xương mu ở phía trước, bên cạnh đó là hai khớp háng gần kề. Nhiệm vụ chủ yếu của xương mu và khớp háng là nâng đỡ phần trên của cơ thể.
Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, thai nhi bắt đầu quay đầu xuống chỗ thấp, cùng lúc này cơ thể người mẹ tiết ra các hormone relaxin và progesterone làm cho xương chậu giãn nở nhiều hơn tùy theo kích thước của thai nhi.
Do chế độ dinh dưỡng thiếu canxi
Canxi là dưỡng chất vô cùng quan trọng trong thời gian thai kỳ. Nếu mẹ bầu không được bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết thì sẽ gây ảnh hưởng đến hệ khớp xương. Cụ thể là xương sẽ yếu đi, giòn và dễ bị đau hơn. Thai nhi càng lớn sẽ càng làm cho vùng xương chậu giãn nở khiến người mẹ đau dữ dội hơn cho đến ngày sinh.
Làm quá nhiều việc
Mẹ bầu gần tới ngày sinh mà vẫn cố làm nhiều việc, không dành thời gian nghỉ ngơi, vận động nặng sẽ cảm thấy đau nhức ở vùng lưng, xương mu, xương chậu, xương hông đùi và cả hai háng khớp mỏi trong nhiều thời điểm.
Mẹ bầu có tiền sử bệnh khớp
Nếu mẹ bầu đã từng mắc những căn bệnh như: thoái hóa đĩa đệm vùng chậu, thoái hóa khớp hay viêm xương chậu... cũng sẽ mắc phải triệu chứng đau khớp háng, khớp xương mu, hông hay bẹn.
Cách điều trị cho bà bầu bị đau hông bên phải
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi khoa học, đầy đủ
Mẹ bầu nên hạn chế ăn tinh bột, đồ ngọt hay các thực phẩm chứa nhiều đường. Mẹ bầu nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả. Bên cạnh đó mẹ bầu cũng cần cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể để tránh tình trạng tăng cân quá mức.
Mẹ bầu cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Ngủ đủ 8 đến 9 tiếng 1 ngày, sinh hoạt theo giờ giấc, giữ cho cơ thể thoải mái. Đặc biệt, mẹ bầu nên ổn định sức khỏe thật tốt để chuẩn bị cho ngày sinh.
Thai phụ không nên mang vác vật nặng
Thai phụ không nên bưng bê hay mang vác vật nặng. Nếu là việc bắt buộc phải làm thì bạn hãy ngồi xuống thật nhẹ nhàng sau đó nâng vật nặng lên bằng hai tay. Mẹ bầu lưu ý không được thay đổi tư thế một cách quá đột ngột.
Nên tập thể dục nhẹ nhàng
Mỗi ngày hãy dành ít nhất 30 phút để đi bộ và nên đi bộ và buổi tối. Đi bộ thường xuyên sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn và làm các khớp của người mẹ được thư giãn. Hơn thế nữa, việc đi bộ còn giúp cơ thể người mẹ cải thiện tình trạng đau nhức vùng hông chậu và giảm thiểu tình trạng phù nề tay chân.
Mẹ bầu cũng có thể kết hợp tập yoga mỗi ngày, hoạt động này có ích cho việc thư giãn, điều hòa hoạt động của các khớp hông chậu, xương cột sống đồng thời lưu thông máu đến tay chân.
Dùng những vật dụng chuyên dùng
Mẹ bầu nên sử dụng các dụng cụ dành riêng cho thai phụ như: đai đỡ bụng bầu, gối ôm bà bầu, gối tựa lưng.
Đảm bảo đúng tư thế khi vận động
Khi nằm mẹ bầu nên nằm nghiêng, để cơ thể thoải mái, hạn chế các động tác đứng lên hay ngồi xuống đột ngột.
Bạn nên hạn chế đứng hay ngồi quá lâu và cố định cơ thể ở một tư thế. Việc này sẽ khiến cho áp lực của cơ thể bị dồn nén lên vùng xương chậu nhiều hơn. Khi ngồi xuống mẹ bầu cần chú ý ngồi trên ghế có tựa lưng đồng thời chân đặt vuông góc với sàn nhà. Khi đứng dậy bạn chống hai tay để nâng người lên rồi bắt đầu từ từ đứng dậy.
Trên đây là nguyên nhân khiến bà bầu bị đau hông phải và cách điều trị cho các mẹ bầu. Mẹ bầu nên lưu ý đến những nguyên nhân cũng như giải pháp để khắc phục được tình trạng đau hông phải.