Trẻ nhạy cảm rất ý thức về môi trường xung quanh và phản ứng với chúng ngay lập tức. Vì thế, nuôi dạy trẻ nhạy cảm đòi hỏi sự nỗ lực và kiên nhẫn của cha mẹ để duy trì sự ổn định về mặt tinh thần cho trẻ.
- Giao tiếp với người già để ý lòng tự trọng, với con trẻ tôn trọng sự ngây thơ
- 4 việc quan trọng mẹ cần làm trước khi mang thai để con sinh ra thông minh và khỏe mạnh
Đồng cảm và nói chuyện với con
Nếu con bạn bộc phát cảm xúc ở nơi công cộng, đừng cố kìm nén cảm xúc của chúng bằng cách yêu cầu chúng ngừng than vãn. Chấp nhận những cảm xúc đó và nói chuyện với con bạn.
Cha mẹ nên ngồi bên cạnh con và cố gắng hiểu tại sao con cảm thấy như vậy nhưng đừng cố gắng đưa ra giải pháp nhanh chóng. Điều bạn có thể làm là dạy con cách giải quyết cảm xúc khi ở nơi công cộng để chúng không tạo ra những tình huống khó chịu.
Ảnh minh họa
Cho phép con thoải mái bộc lộ cảm xúc
Nhiều bậc cha mẹ sẽ kéo con cái của họ đến một nơi nào đó riêng tư nếu chúng bắt đầu khóc hay khi tạo ra một cảnh tượng ồn ào ở nơi công cộng. Khi làm điều này, đứa trẻ cảm thấy như cảm xúc của chúng không quan trọng và chúng đang làm sai điều gì đó.
Cha mẹ nên nhận ra cảm xúc của con và cho con biết là ổn. Cố gắng kết nối với con và thể hiện rằng bạn ủng hộ con thay vì hành động như những gì mọi người nghĩ.
Đề xuất phản ứng thay thế
Những đứa trẻ nhạy cảm cao có thể làm cho những đứa trẻ khác phản cảm với biểu hiện của chúng mà không hề nhận ra. Vì vậy, cha mẹ nên cho con biết biểu hiện đó trông như thế nào khi bị ai đó làm phiền hoặc khó chịu.
Tiếp theo, cha mẹ sẽ đưa ra các phản ứng thay thế. Hãy cho trẻ biết rằng nếu một số đứa trẻ khác làm phiền chúng, chúng có thể bỏ đi hoặc hít thở sâu. Đếm đến 10 cũng có thể giúp con thoát khỏi tình huống khó chịu và điều chỉnh cảm xúc của mình.
Kiên nhẫn và cho con thời gian ở một mình
Nhiều bậc cha mẹ vội vàng đưa trẻ tham gia nhiều hoạt động sau khi trẻ vào mẫu giáo. Tuy nhiên, một đứa trẻ nhạy cảm không thích đám đông và các hoạt động ồn ào. Bạn có thể dành nhiều thời gian riêng tư với con để đọc và chơi bất cứ trò chơi nào khiến con vui. Đừng lo lắng về việc giao tiếp xã hội của con vì điều quan trọng hơn đối với con ở thời điểm này là cảm thấy được xác nhận và chấp nhận.
Từ từ giúp con vượt qua nỗi sợ hãi
Làm điều gì đó hơi sợ hãi là một cách để đứa trẻ vượt qua nỗi sợ hãi của chúng. Tuy nhiên, đây là một quá trình rất tế nhị nên được thực hiện dần dần và hết sức nhạy cảm.
Thật đáng kinh ngạc khi trẻ em vượt qua nỗi sợ hãi nhanh như thế nào khi đã sử dụng đúng phương pháp. Điều quan trọng, bạn cần đảm bảo rằng trẻ không cảm thấy đây là hình phạt khi chúng làm sai.
Nuôi thú cưng
Thú cưng đã được chứng minh là người bạn đồng hành hoàn hảo cho những đứa trẻ có tính nhạy cảm cao. Điều này là do những con vật cưng thường nhạy cảm và giàu lòng trắc ẩn như trẻ.
Do đó, trẻ kết nối với một người bạn 4 chân dễ dàng hơn với một người bạn có thể kích thích cảm xúc của trẻ một cách tiêu cực. Đối với trẻ, mối liên hệ với động vật có thể mang lại sự hiểu biết mà trẻ cần trong một thế giới dường như quá sức.
Ảnh minh họa.
Tạo không gian an toàn xung quanh nhà
Những đứa trẻ nhạy cảm thường dễ tiếp nhận với môi trường của chúng hơn và khá dễ bị kích động. Đây là lý do tại sao bạn phải tạo ra một không gian an toàn trong nhà để trẻ có thể xử lý cảm xúc của mình.
Đây có thể là nơi trẻ thực hiện tất cả các hoạt động ưa thích. Cha mẹ nên làm cho con cảm thấy con có thể sử dụng không gian an toàn của mình bất cứ khi nào muốn nghỉ ngơi.