Lời nói của cha mẹ có thể trở thành một phần nhân cách của con cái. Những từ ngữ tiêu cực mà cha mẹ vô tình nói ra có thể gây tổn thương tâm lý suốt đời cho con.
- 8 món giúp sữa vừa đặc vừa thơm, bé lên cân nhanh lại phát triển trí não tốt
- Điểm tên những phương pháp dạy con, cha mẹ cần biết
Dưới đây là một số câu cha mẹ thường nói mà không biết rằng hậu quả để lại cho con có thể rất nghiêm trọng.
1. "Con thật ngu dốt!"
Câu nói này khiến con mất tự tin rất nhanh chóng.
Trẻ cảm thấy bị xúc phạm và có thể đánh mất cảm giác về giá trị của bản thân.
Một đứa trẻ có thể thiếu kinh nghiệm sống nhưng không phải là ngu dốt.
Đừng bao giờ hạ thấp con bạn bằng cách thốt ra lời nói gây tổn thương như vậy.
2. "Đừng làm quá lên như thế."
Khi trẻ không tin tưởng lý lẽ của bạn hoặc không bình tĩnh lại, đó không phải là trẻ đang cố tình làm quá lên.
Trẻ em thường dễ xúc động và bột phát.
Tất cả những gì cha mẹ cần làm là dạy trẻ kiểm soát cảm xúc bột phát của mình bằng những câu nói kỷ luật như: "Con có thể bỏ qua hoặc chấp nhận chuyện đó".
3. "Tại sao con lại... như thế?"
"Dán nhãn" con cái bằng những cụm từ như ngu ngốc, kém cỏi, nhạy cảm có thể ảnh hưởng lòng tự trọng của trẻ, khiến trẻ càng thêm tự ti và có thể coi thường bản thân.
Điều này có thể phản ánh ngay trong hành vi của trẻ và trở thành một phần tính cách khi trẻ trưởng thành.
4. "Chúng ta không thể trả đủ tiền".
Nhiều cha mẹ thường nói những câu như: "Không biết làm thế nào để trả tiền hóa đơn tháng này" trước mặt con cái.
Những căng thẳng, gánh nặng tài chính có thể khiến trẻ em lo âu.Một đứa trẻ sẽ không đủ khả năng để hiểu chính xác tình hình tài chính của gia đình.
Do đó, con có thể bắt đầu che giấu cảm xúc và không chia sẻ ngay cả những nhu cầu hợp lý của mình với cha mẹ.
5. "Con bị làm sao thế?"
Giọng điệu của cha mẹ khi nói câu này rất quan trọng.
Nếu cha mẹ nói câu này trong lúc tức giận, nội tâm trẻ sẽ cho rằng chúng luôn làm sai hoặc luôn có điều thiếu sót.
Hãy học cách kỷ luật con cái mà không la mắng hay xúc phạm con.
6. "Đó đâu phải chuyện gì lớn?"
Trẻ cần biết rằng trẻ có thể bày tỏ và nói về cảm xúc của mình với cha mẹ.
Nhưng khi nói câu này, cha mẹ đang truyền cho trẻ một thông điệp rằng cảm xúc của trẻ không phải chuyện quan trọng.
Điều đó có thể khiến họ bắt đầu coi thường cảm xúc của chính mình.
(Theo Times of India)