Ngôi nhà cũ kỹ, dột nát nằm sâu trong hẻm núi Tứ Xuyên đã được nhóm kiến trúc sư trẻ cùng nhau thiết kế, cải tạo lại để trở thành một công trình độc đáo, đẹp như trong mơ.
- Đất “vàng” 8 -12 Lê Duẩn: Hé lộ lỗ hổng biến đất công thành đất “ông”
- Cư dân nhà xã hội 'tố' chủ đầu tư xây bếp ăn trên tầng thượng
Được dẫn dắt bởi kiến trúc sư trưởng Li Dao De, ngôi nhà tồi tàn này đã được cải tạo một cách ngoạn mục nhờ có sự giúp đỡ của người dân địa phương. Công trình hoàn toàn dựa trên những vật liệu được tìm kiếm ở ngay địa phương và sử dụng một vài chiến lược thiết kế để tạo nên không gian đẹp ấn tượng. Từ ngôi nhà cũ kỹ, ọp ẹp sau những trận thiên tai, động đất hiện tại đã biến thành không gian đẹp ấn tượng với mái dốc lạ mắt cùng đường nét kiến trúc độc đáo, hài hòa với màu xanh cây lá, của đá núi xung quanh. Ngôi nhà hiện tại được duy trì như một ngôi nhà văn hóa, là nơi sinh hoạt tập thể của người dân trong làng và cũng là địa điểm du lịch tuyệt vời dành cho những du khách ghé thăm.
Trước khi cải tạo, ngôi nhà văn hóa này đang trong tình trạng hư hỏng nặng với một mái dốc bằng gỗ và một mái bị vỡ gạch khá nhiều. Bên trong ngôi nhà, các không gian chức năng được bài trí chưa khoa học, và hơn hết là công trình chưa có giải pháp chống động đất.
Ngôi nhà được cải tạo lại không hoàn toàn đập phá đi xây mới mà khung của nó vẫn được giữ lại, chỉ thêm pha những chi tiết độc đáo, đủ để công trình trở nên ấn tượng đầy mới lạ. Để mái được thông thoáng, gió và nắng có thể tràn ngập vào không gian bên trong, đội ngũ kiến trúc sư đã đưa ra phương án tạo khung thép và gỗ cho mái, tạo tường kính để mang đến độ mở tối đa cho không gian nội thất và ngoại thất. Để tiện lợi cho những hoạt động văn hóa chung của dân làng, ngôi nhà còn được xây thêm bếp, nhà vệ sinh và một phần gác mái với chức năng tự do.
Những bức tường đá phía trước nhà kết hợp hài hòa với mái ngói dốc màu xanh lá tạo nên sự cân đối về màu sắc và chất liệu cho công trình. Thêm vào đó, những nội thất, vật dụng được sử dụng chất liệu tre, một loại vật liệu dễ kiếm ngay trong làng để tạo nên những đường net kiến trúc độc đáo. Ngoài ra, để tạo thêm khả năng chống ẩm và chống lửa, các kiến trúc sư đưa ra phương án sử dụng thêm vật dụng, nội thất từ sợ tổng hợp.
Nhìn từ xa, mái nhà đẹp như những triền núi thoai thoải. Khi chiều về, những đám mây bồng bềnh, trôi nhẹ trên mái tạo nên bức tranh trữ tĩnh, lãng mạn và yên bình đúng chất đồng quê, thôn dã.
Để tạo nên thành công cho không gian văn hóa này, đã có gần 100 hộ gia đình đã cùng nhau góp sức, góp công để xây dựng. Công trình đã hoàn thành trong sự cố gắng vượt bậc của các tình nguyện viên bởi ở điều kiện giao thông khó khăn, liên lạc qua di động còn chập chờn. Mọi việc đều được lên kế hoạch kỹ lưỡng trước khi làm bởi rất khó liên lạc thông suốt qua di động.
Không gian sau khi cải tạo khá rộng rãi và được ngăn chia khoa học, tạo các khu vực chức năng hữu ích cho mọi người khi sử dụng.
Phía ngoài hiên nhà được ngăn chia bởi vách ngăn bằng khung thép, phía trong có đặt củi tạo điểm nhấn.
Đầu tiên là phòng ngủ dành cho khách cũng như cho các tình nguyện viên khi ở lại đây trong một thời gian dài để thiết kế và thi công.
Phòng làm việc nhỏ nhắn nhưng được kê kệ ngay ngắn, bàn làm việc rộng rãi. Phòng của người quản lý được tách biệt với phòng làm việc chung.
Không gian bên trong được bố trí ấn tượng với hệ thống bàn ghế và kệ đặt song song. Phía trên được lắp đặt đèn chiếu sáng dọc theo bàn. Không gian là nơi giao lưu, nơi sinh hoạt văn hóa, ăn uống, họp hành chung của người dân trong làng.
Phòng tắm được thiết kế đơn giản với nội thất cơ bản. Ánh sáng và gạch được lắp đặt đầy đủ để mang đến sự tiện lợi khi sử dụng cho ngôi nhà.
Góc chuyện trò yên tĩnh, riêng tư được bố trí ngay cạnh vách ngăn thép. Cách chọn lựa nội thất với màu trung tính, thêm những thiết bị hiện đại để mang đến vẻ đẹp thanh lịch và sang trọng cho không gian.