Trong tháng 7 Âm lịch, nhiều quốc gia ở Châu Á có phong tục cúng Rằm vào ngày 15/7. Đây cũng là mùa Vu Lan - dịp để người dân báo hiếu bậc sinh thành và tưởng nhớ những người thân đã qua đời.
- THÁNG CÔ HỒN nên cúng hoa gì? 3 loại hoa nên đặt lên bàn thờ vào mùng 1 giúp gia đạo bình an, rước may mắn, tiền bạc đổ về chất đầy nhà
- 7 món ăn "ĐẠI KỴ" trong tháng cô hồn, để vận đen không đeo bám, chớ dại ăn những món này
Lễ hội khác nhau ở châu Á
Điều ít ai biết, lễ cúng cô hồn có nguồn gốc từ Trung Quốc, về sau mới lan rộng đến những nước khác ở châu Á. Dẫu vậy không có nghĩa đất nước nào cũng tổ chức lễ cúng cô hồn giống nhau mà điều này diễn ra hoàn toàn ngược lại.
Vào thời cổ đại, việc cúng ‘ngày Rằm tháng bảy’ vốn là lễ cúng tổ tiên của người dân Trung Quốc, có nguồn gốc từ Đạo giáo thời hậu Đông Hán. Quan niệm của đạo này cho rằng tiết Trung Nguyên bắt đầu từ ngày mồng 1 tháng 7 Âm lịch (ngày “mở cửa quỷ môn”) cho đến ngày 30 tháng 7 (ngày “đóng cửa quỷ môn”).
Đầu tháng này, cửa địa ngục mở ra cho các cô hồn bị chết oan, chết bất đắc kỳ tử hay chết mà không có người thân thờ cúng… sẽ được lên dương thế để thọ hưởng sự cúng tế và nhận đồ thế chấp của người trần gian, cũng như tìm người thế mạng. Người trần gian muốn tránh các cô hồn phá rối hay làm hại tính mạng của mình nên vào ngày rằm tháng 7 họ làm lễ bày các vật phẩm, đồ ăn thức uống và những loại vàng mã, hình nộm để cúng các cô hồn. Trước là cho cô hồn ăn uống, sau là cầu mong cô hồn đừng làm hại mình.
Ở Trung Quốc lễ cúng cô hồn được gọi là Tiết Trung Nguyên, người Việt đọc trại thành Tết Trung Nguyên, tất cả những điều này đều được ghi rõ trong Huyền Đô Đại Hiến kinh (玄都大獻經) của Đạo Giáo. Lễ này thường được tổ chức vào buổi chiều hoặc ban đêm vì người ta tin rằng hồn ma sẽ thoát khỏi địa ngục lúc mặt trời lặn. Các nhà sư và thầy cúng thường ném gạo hoặc những thức ăn nhỏ khác vào không khí theo mọi hướng để phân phát cho các hồn ma.
Ở một số nước Đông Á, trong lễ này thường có các buổi biểu diễn trực tiếp vào ban đêm, bao gồm Kinh kịch Trung Quốc, phim truyền hình, ca nhạc hay những buổi biểu diễn nghệ thuật khác.
Riêng tại Indonesia, lễ hội thường được biết đến với cái tên Cioko hay Sembahyang Rebutan trong tiếng Indonesia, có nghĩa là Lễ cầu nguyện lộn xộn. Cái tên này xuất phát từ việc mọi người tập trung xung quanh các ngôi đền, cúng lễ vật cho các oan hồn rồi đem phân phát cho người nghèo. Cách người dân tranh giành lễ vật gây ra sự lộn xộn chính là nguồn gốc của tên lễ hội vậy.
Nếu đến Nhật Bản vào ngày rằm tháng 7 Âm lịch, ta có thể tham dự lễ Chūgen (nghĩa là Trung Nguyên), một lễ hội còn được gọi là Ochūgen (お 中元). Lễ này là một trong ba ngày hình thành sangen (Tam nguyên) của Đạo giáo, đôi khi còn được coi là zassetsu, một thuật ngữ nói về ngày đặc biệt theo mùa trong lịch Nhật Bản. Ngày xưa, đây là sự kiện hàng năm cúng lễ vật cho các linh hồn, ông bà và tổ tiên; còn bây giờ trở thành lễ tặng quà cho cấp trên và người quen của ai đó.
Nhìn chung, theo tín ngưỡng dân gian, trong tháng cô hồn tháng 7 Âm lịch, mọi người cần tránh phẫu thuật, mua xe, tắm biển, chuyển nhà, cưới hỏi, kỵ việc đi chơi hoặc chụp ảnh sau khi trời tối, điều tối quan trọng khác là không được tiết lộ địa chỉ nhà cho các "hồn ma" có thể... tìm đến theo kiểu "có kiêng có lành".
Tập tục khác nhau ở Việt Nam
Tại Việt Nam vào ngày 15/7 âm lịch hàng năm thường có 2 sự kiện tín ngưỡng dân gian rất quan trọng, đó là lễ cúng cô hồn xuất phát từ quan niệm của Đạo giáo và lễ Vu Lan có nguồn gốc từ Phật giáo. Ở nước ta có nhiều dân tộc khác nhau nên trong lễ cũng cũng có nhiều điểm khác biệt.
Cụ thể đối với người Tày, Hà Giang tổ chức phiên chợ bất thường. Tại đây người ta gọi rằm tháng 7 là “Tết Chỉn Chất” hay còn gọi là Tết rằm tháng 7.
Vì là một ngày lễ lớn nhất của cộng đồng người Tày ở Hà Giang sau Tết Nguyên Đán, nên từ ngày 10 tháng 7 trở đi không khí Tết Chỉn Chất đã tràn ngập trên khắp các bản làng người Tày ở Hà Giang. Theo đó, cứ đến ngày rằm tháng 7 hằng năm, dù không phải là ngày chủ nhật để họp chợ phiên như quy định, nhưng đồng bào Tày từ các bản đều túa ra chợ, để tạo thành một phiên chợ bất thường. Ngày này người dân chỉ bày bán những lễ vật cho ngày Tết rằm tháng 7.
Người Dao đỏ ở Yên Bái lấy ngày 14 là ngày chính rằm. Tuy nhiên, bà con không ăn rằm vào mỗi ngày 14, mà rải ra cả tháng. Bắt đầu từ ngày 1/7, khắp xóm trên bản dưới nhà nhà đều chuẩn bị gạo nếp ngon, lợn gà, rượu để chuẩn bị đón rằm. Người Dao quan niệm ăn rằm càng đông đủ con cháu, hàng xóm thì càng đông vui. Cỗ rằm tháng 7 được tổ chức theo từng gia đình. Mỗi gia đình chuẩn bị 5-7 mâm cỗ để mời anh em, hàng xóm. Tổ chức ở nhà này thì các nhà khác góp sức, góp nguyên vật liệu, xong nhà này thì lại đến nhà khác.
Mâm cúng gia tiên được bà con chuẩn bị cầu kỳ, gồm một con lợn khoảng 40-50 kg, một con gà luộc, rượu, tiền giấy. Các thầy cúng được mời đến để báo cáo, xin tổ tiên, các đấng thần linh phù hộ cho bà con có cuộc sống ấm no.
Ngoài nghi thức cúng cô hồn ra thì một thứ không thể thiếu đó chính là hoạt động giật cô hồn, nếu mâm cúng của bạn được nhiều người đến tranh giật thì đó biển hiện cho sự may mắn. Thế nên đây cũng là một hoạt động được nhiều người hưởng ứng vào thời điểm này.