Ông bà xưa đã dạy: Đặt đĩa trái cây trên bàn thờ cứ theo quy trắc 'đông bình tây quả', gia chủ bình an, tiền tài như ý

Nhà đất 15/07/2024 05:00

Nhiều người băn khoăn về vị trí đặt đĩa trái cây ở bên phải hay bên trái bàn thờ mới phù hợp với quy tắc của người xưa.

Đĩa trái cây nên đặt bên phải hay bên trái bàn thờ?

Theo quan niệm dân gian từ xưa, bát hương được đặt ở ngay giữa bàn thờ, tượng trưng cho trung tâm, tinh tú hội tụ. Hai bên bát hương được để đèn dầu hoặc nến. Mâm ngũ quả được đặt trước, bát hương đặt sau, theo hướng của người cúng nhìn về phía bàn thờ.

Ông cha ta ngày xưa áp dụng nguyên tắc "đông bình tây quả" khi bài trí đĩa trái cây và lọ hoa trên ban thờ. Cách sắp xếp này bắt nguồn từ quy luật tự nhiên, mặt trời mọc đằng đông và lặn ở đằng tây cũng như quy luật cây cối phải đơm hoa rồi mới kết trái. Vì vậy, trong thờ cúng, lọ hoa sẽ đặt ở phía đông, mâm ngũ quả đặt ở phía tây.

Ông bà xưa đã dạy: Đặt đĩa trái cây trên bàn thờ cứ theo quy trắc 'đông bình tây quả', gia chủ bình an, tiền tài như ý - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Cách xác định hướng trên ban thờ như sau:

- Hướng từ trong ban thờ nhìn ra, tức bên trái của ông bà (bên tả) được coi là phía đông.

- Hướng ngược lại (bên hữu) sẽ là phía tây.

Quan niệm này bắt nguồn từ thói quen, bàn thờ gia tiên thường đặt ở giữa căn nhà theo hướng nam. Bình hoa đặt ở bên trái bàn thờ (phía đông). Đĩa trái cây đặt ở bên phải (phía tây) cũng sẽ tiện cho việc bày biện.

Ông bà xưa đã dạy: Đặt đĩa trái cây trên bàn thờ cứ theo quy trắc 'đông bình tây quả', gia chủ bình an, tiền tài như ý - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Những loại trái cây thường được đặt trên ban thờ 

Trên bàn thờ, mọi người thường bày 5 loại quả, xuất phát từ lý thuyết về ngũ hành với Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ, 5 yếu tố cơ bản tạo nên vũ trụ theo quan niệm của người phương Đông xưa.

Thông thường, mâm ngũ quả bao gồm 5 loại quả có màu sắc khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, lê trắng. quýt cam, hồng đỏ tượng trưng cho 5 mong ước trong cuộc sống hằng ngày: Phú (giàu có) – quý (sang trọng) – thọ (sống lâu) – khang (khỏe mạnh) – ninh (bình yên).

Việc các loại quả bày biện trên ban thờ cũng thường được chọn theo ý nghĩa tốt đẹp xuất phát từ tên gọi, hình dáng hay màu sắc của chúng. Dưới đây là một số lựa chọn phổ biến:

Ông bà xưa đã dạy: Đặt đĩa trái cây trên bàn thờ cứ theo quy trắc 'đông bình tây quả', gia chủ bình an, tiền tài như ý - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Cam, quýt, bưởi

Các loại quả cam, quýt tròn như những đồng xu, được cho là ngụ ý mang đến nhiều tài lộc, tiền bạc;  màu sắc vàng, đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Nhiều gia đình chọn loại bưởi ruột đỏ để dâng cúng cầu may.

Thanh long

Quả thanh long vỏ đỏ, những cái tai xanh, mập mạp hướng lên trên, biểu tượng cho sự hanh thông, phát triển. Nhiều người chọn bày cúng thanh long để cầu mong gặp được thời vận tốt như rồng gặp mây.

Phật thủ

Quả phật thủ được nhiều người lựa chọn để bày biện trong các mâm lễ cúng ngày lễ Tết hoặc dâng lên bàn thờ vào mùng 1, ngày rằm. Không chỉ có hương thơm nhẹ nhàng, dễ chịu, hình dáng quả này tựa như bàn tay Phật, có ý nghĩa cầu mong sự che chở, bình an.

Xoài

Màu vàng của quả xoài thuộc hành Kim, tượng trưng cho tiền bạc. Loại quả này được người miền Nam bày trên bàn thờ cũng vì tên gọi của nó gần với chữ "xài", mà ai cũng mong muốn tiêu xài thoải mái, cuộc sống sung túc. Nó được xếp cùng 4 loại trái cây khác trong mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Nam để thành bộ "cầu sung dừa đủ xoài".

Sung

Sung cũng là loại quả dân dã được nhiều người dâng cúng trên bàn thờ. Ngoài loại sung nếp quê thì hiện nay trên thị trường có loại sung mật - sung Mỹ quả to dày cũng tiện để bày trên bàn thờ.

Chữ "sung" có nghĩa là đầy đủ. Cái tên và hình dáng quả sung gợi liên tưởng đến sự sung túc, tròn đầy. Những chùm sung tươi xanh, lúc lỉu tượng trưng cho sự dồi dào, may mắn, rất được ưa thích để dâng cúng.

Đu đủ

Đu đủ là loại quả dâng cúng không thể thiếu với nhiều gia đình. Đu đủ tượng trưng cho sự đủ đầy, giống như tên gọi của nó. 

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Đi tảo mộ cuối năm đón ông bà về ăn Tết chớ dại làm những việc đại kỵ này, kẻo xui xẻo, làm ăn thất bát, hoạ đến liên miên cả năm dài

Tảo mộ cuối năm là hoạt động truyền thống, mang nhiều ý nghĩa và giá trị văn hóa sâu sắc. Hoạt động này chủ yếu là việc con cháu đi dọn dẹp, trang hoàng lại mộ phần của ông bà tổ tiên, đồng thời gửi lời mời gia tiên tiền tổ về ăn tết cùng con cháu.

TIN MỚI NHẤT