Nguyên tắc ứng xử GIÚP TRẺ HIỂU VỀ GIỚI TÍNH, hãy dạy con tự bảo vệ mình trước khi quá muộn

Ngắm con yêu mỗi ngày 30/04/2019 13:00

8 nguyên tắc dưới đây cha mẹ cần phải giải thích với con để bé có thể hiểu rõ hơn về quyền riêng tư, và không để người khác xâm hại mình.

Hãy thành thật trả lời con những điều thầm kín

Điều đầu tiên cha mẹ nên tâm niệm khi nói với trẻ về giới tính là: chân thật, không nói dối. Trẻ tiểu học còn rất ngây thơ nên con đặt niềm tin trọn vẹn vào cha mẹ, kể cả trong thắc mắc về giới tính. Nói dối sẽ dần mất niềm tin và không còn hỏi bạn về chuyện nhạy cảm này nữa.

Không tránh né câu hỏi giới tính từ con

Chuẩn bị tinh thần để đừng sốc khi con trẻ hỏi bạn về các bộ phận sinh dục trên cơ thể. Sử dụng các thuật ngữ thích hợp để mô tả quá trình thụ tinh, sinh nở. Trẻ tiểu học còn ngây thơ, nên chọn những từ miêu tả dễ hiểu giúp con dễ nắm bắt.

Nguyên tắc ứng xử GIÚP TRẺ HIỂU VỀ GIỚI TÍNH, hãy dạy con tự bảo vệ mình trước khi quá muộn - Ảnh 1
Dạy trẻ về giới tính từ năm lên 4 tuổi - Ảnh minh họa: Internet

Nói chuyện về giới khi trẻ lên 4 tuổi

Có thể bạn nghĩ rằng như thế là quá sớm, nhưng thống kê cho thấy đối tượng bị quấy rối nhiều nhất trong nhóm trẻ dưới 12 tuổi là… trẻ 4 tuổi! Dù chưa thể diễn đạt tốt ý nghĩ của mình, ở tuổi này trẻ đã biết cảm nhận về thế giới. Các em hiểu nhiều hơn những gì người lớn nghĩ.

Dạy trẻ về tên các bộ phận riêng tư

Khi bạn bắt đầu dạy trẻ về các bộ phận trên cơ thể như mắt, tai, miệng, tay, chân,… tại sao bạn né tránh dạy trẻ về các bộ phận “riêng tư”? Hãy nói tên các bộ phận này cho trẻ, tên đúng của chúng chứ không phải các tên ngộ nghĩnh bạn bịa ra. Đó là tên chính xác mà trẻ cần biết nếu như có ai đó xâm phạm khu vực ấy. Khi ấy trẻ tự ý thức được chuyện đang xảy ra.

Nguyên tắc ứng xử GIÚP TRẺ HIỂU VỀ GIỚI TÍNH, hãy dạy con tự bảo vệ mình trước khi quá muộn - Ảnh 2
Dạy con không ai có quyền xâm hại người khác - Ảnh minh họa: Internet

Dạy trẻ rằng vùng riêng tư là nơi rất đặc biệt

Khi nói về chuyện này, điều quan trọng nhất là bạn không nên tạo ra cảm xúc kỳ thị, khó chịu, xấu hổ về các bộ phận này. Chỉ cần nhấn mạnh rằng đó là vùng đặc biệt và rất riêng của trẻ, không phải bất cứ ai khác. Chỉ khi cần thiết như khám bệnh và vệ sinh mới cho phép người có trách nhiệm chạm vào. hơn.

Dạy trẻ trân trọng cơ thể mình và làm chủ chúng

Hãy để trẻ có quyền nói “Không” với bất cứ hành vi cưỡng bức nào của người lớn mà trẻ không cảm thấy thoải mái. Khi một người lạ cố gắng ôm hôn trẻ mà chúng không thích, bạn nên để trẻ được phép nói “Không” và diễn đạt rõ hơn ý của trẻ với người kia nếu cần thiết.

Nguyên tắc ứng xử GIÚP TRẺ HIỂU VỀ GIỚI TÍNH, hãy dạy con tự bảo vệ mình trước khi quá muộn - Ảnh 3
Dạy con về vùng riêng tư - Ảnh minh họa: Internet

Giải thích với trẻ không ai được xâm hại người khác

Dạy trẻ hiểu nguyên tắc không một ai có quyền cưỡng ép, xâm hại em, nhất là vùng riêng tư là điều hết sức quan trọng. Thậm chí để trẻ hiểu và áp dụng nguyên tắc ấy với cha mẹ mình. Trẻ sẽ biết cách phản xạ để bảo vệ mình và sau đó kể lại cho bạn mà không hề e dè, sợ hãi.

Trẻ sơ sinh có 6 điểm "khác thường" này đảm bảo IQ cao, lớn lên mẹ tha hồ tự hào

Làm cha mẹ, ắt hẳn bậc phụ huynh nào cũng hi vọng con mình sau này sẽ thông minh, nhanh nhẹn hơn bạn bè cùng trang lứa.

TIN MỚI NHẤT