Cách giáo dục trẻ em tại đất nước hoa anh đào khiến người mẹ trẻ đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
- Cách xử lý triệt để khi bé con bỗng dưng lên cơn muốn 'cắn mọi thứ' xung quanh mà các mẹ cần phải nhớ
- Con lúc nào cũng nói "trả treo", cãi tay đôi lại? Cha mẹ hãy làm ngay theo lời khuyên này của chuyên gia để trị thói xấu đó của bé
Nhiều bậc cha mẹ Việt Nam rất đau đầu khi chọn trường cho con theo học, nhưng điều này không phải là vấn đề lớn tại Nhật. Chị Kari là người Hồng Kông, đến Nhật Bản du học và lấy bằng thạc sĩ. Trong thời gian chị Kari làm việc tại Tokyo, chị đã quen và cưới một anh chàng Nhật Bản.
Chị Kari cùng chồng chào đón hai thiên thần là bé gái 4 tuổi và bé trai 1 tuổi. Cả gia đình chị Kari sống tại tỉnh Chiba (đi tàu lửa đến ga Ginza của Tokyo mất khoảng 1 tiếng đồng hồ), đó là một vùng ngoại ô, mật độ dân số thấp, môi trường sống thoải mái, chi phí sinh hoạt thấp hơn Hồng Kông.
Chị Kari rất thích nguyên liệu nấu ăn phong phú tại Nhật, sashimi rất tươi và đa dạng về chủng loại. Bốn mùa quanh năm đều có trái cây, giá cả rẻ hơn Hồng Kông đắt đỏ.
Chị Kari hào hứng cho biết: "Mùa xuân, tại Nhật có dâu tây, cherry. Mùa hè có đào, việt quất, dưa bở, mận, mơ. Mùa xuân có lê, nho. Mùa đông có cam và táo".
Nhà trẻ nơi bé gái nhà chị Kari theo học, có một khu vườn nhỏ trồng rau và khoai lang.
Chị Kari cho biết: "Khi rau và khoai lang đến mùa thu hoạch, các bé lớp trên sẽ đi gặt hái. Nhà trường sẽ sử dụng rau và khoai lang làm bữa ăn nhẹ cho các bé".
Các bé nhỏ tuổi đi học tại nhà trẻ Nhật Bản rất thoải mái. Các em không có bài tập về nhà, không học viết chữ. Chủ yếu các em sẽ tham gia sân chơi thể thao rèn luyện sức khỏe, vẽ tranh, nặn đất sét, ca hát nhảy múa. Các em được hưởng thụ cuộc sống vui chơi, thoải mái khi đi nhà trẻ.
Ở Nhật, các bậc phụ huynh không gặp tình cảnh đau đầu khi chọn trường cho con theo học.
Chị Kari chia sẻ: "Các trường tiểu học công lập tại Nhật tuyển sinh theo đúng tuyến. Trong một khu vực, nếu có nhiều trường học thì phụ huynh sẽ tiến hành bốc thăm để xếp lớp cho con. Bởi vậy không có khái niệm trường điểm tại Nhật".
Chị Kari không quên đề cập đến một vấn nạn nhức nhối không chỉ diễn ra tại Nhật.
Chị Kari bày tỏ lo ngại: "Trẻ em bị bắt nạt trong trường không phải là hiếm. Bắt đầu từ cấp tiểu học đã xảy ra thực trạng đáng buồn ấy. Báo chí nhiều lần đưa tin, có trường hợp trẻ bị bạn bè bắt nạt nghiêm trọng đến mức tự sát".
Hiện nay, bé gái nhà chị Kari theo học tại nhà trẻ, và may mắn là bé chưa gặp những trường hợp đáng buồn ấy.
Chị Kari cho biết: "Nếu con tôi bị bạn bè bắt nạt, nói thật là tôi không biết nên giải quyết thế nào. Nhưng trước tiên, tôi sẽ phản ánh với nhà trường, đồng thời dạy con biết cách tự bảo vệ bản thân, khi gặp vấn đề nghiêm trọng, con phải biết lên tiếng".