Bạn không thể dành 100% thời gian bên con, điều này ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển não bộ của trẻ nếu bạn không khéo léo.
- Nghệ thuật "phạt con" vô cùng hiệu quả mà không làm tổn thương đến lòng tự trọng của trẻ, cha mẹ rất nên nằm lòng
- Cách phạt không làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ
Nhà tâm lý học nổi tiếng Deborah MacNamara đã nói về tầm quan trọng của sự gắn bó giữa cha mẹ và người thân với con trẻ trong một cuốn sách. Bà cho rằng đây là điều cực kỳ cần thiết để định hình tính cách của một đứa trẻ.
Thực tế, trẻ nhỏ luôn muốn bố mẹ dành nhiều thời gian nhất có thể với chúng. Một nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ sẽ phải trải qua sự căng thẳng lớn ở trường học nếu không được ở bên bố mẹ nhiều. Và điều này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển não bộ của chúng. Nhưng dù bố mẹ có thường xuyên đi xa, không được ở gần con, vẫn có cách để giải quyết tình huống này.
1. Tạo không gian thân thiện mỗi khi ở gần
Khi có thời gian gần con, bố mẹ cần tạo không gian thân thiện: đến gần hơn và giao tiếp với con bằng mắt.
Bạn có thể dễ dàng làm điều này bằng cách cùng con tham gia các trò chơi, thường xuyên hỏi "Hôm nay con đi học vui chứ", "Ngày hôm nay của con như thế nào". Tuy đơn giản, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ, giúp chúng vui hơn, cười nhiều hơn và cũng giúp bạn gần hơn với con.
2. Xây dựng vòng kết nối giao tiếp với trẻ
Bố mẹ không thể dành 100% thời gian với con. Vì vậy hãy tìm một người mà bạn tin tưởng để xây dựng mối quan hệ gần gũi giữa con và người đó, giúp con có một người để trò chuyện và chơi cùng mỗi khi không có bạn ở bên.
Trẻ có sự nhút nhát bản năng khiến chúng đôi khi không muốn xây dựng những mối quan hệ chặt chẽ với những người mà chúng không ở cùng. Nhưng nếu nhận được sự giới thiệu một cách thân thiện và ấm áp từ bố mẹ, điều đó sẽ không còn là trở ngại.
Bạn cần lựa chọn những người phù hợp và đáng tin tưởng để trở thành người bạn thân của con. Hãy tìm người có chung sở thích, mối lo lắng như con. Khi đã chọn được, hãy giao tiếp một cách tự tin và thân mật với họ. Trẻ sẽ nhìn thấy sự gần gũi của bố mẹ với người kia để rồi trở nên thoải mái, an tâm hơn.
3. Tạo cầu nối giúp con có cảm giác luôn được ở bên bố mẹ
Trẻ cực kỳ khó khăn khi phải chia tay bố mẹ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi. Khi bạn phải rời con, hãy cố gắng tìm cách "bắc cầu" để nối liền khoảng cách giữa hai người. Nó có thể được thực hiện với sự trợ giúp của hình ảnh, một cuộc gọi video, một món đồ chơi hay bất cứ điều gì giúp con có cảm giác liên kết với bạn.
Trước khi rời đi, hãy phác thảo cho con thấy kế hoạch đi chơi khi bạn trở về để chúng lấy đó làm động lực vượt qua thời gian xa nhau.