Nếu bạn là một trong số đông đảo bố mẹ Việt, chắc chắn bạn sẽ thấy bóng dáng mình trong những cách nuôi dạy con sai lầm này.
- Không phải đánh đòn, đây là cách khôn ngoan cha mẹ cần làm khi con nói dối
- Bí quyết an nhiên khi lần đầu làm mẹ
Khi làm cha làm mẹ, chắc hẳn ai cũng mong muốn những đứa con của mình sẽ luôn khỏe mạnh và trở thành người có nhân cách tốt, có ích cho gia đình và xã hội.
Tuy nhiên làm thế nào để nuôi dạy con được như vậy không phải là điều dễ dàng. Bố mẹ đôi khi nghĩ rằng mình đang cho con những thứ tốt nhất mà bỏ qua nhiều sai lầm thường gặp.
Dưới đây bà Emma Jenner - một chuyên gia về phát triển hành vi và nhân cách ở trẻ em, tác giả cuốn sách "Keep calm and parent on" đã chỉ ra 5 sai lầm mà đến 90% bố mẹ Việt đang mắc phải trong quá trình nuôi dạy con.
1. Vội vàng đáp ứng mọi yêu cầu của con
Nhanh chóng đáp ứng mọi yêu cầu của con là một trong những sai lầm mà rất nhiều bố mẹ Việt đang mắc phải.
Chẳng hạn như khi con nói: "Con muốn uống sữa trong chiếc cốc màu vàng chứ không phải chiếc cốc màu xanh" thì ngay lập tức nhiều mẹ sẽ đáp ứng "yêu sách" của con kể cả khi đã đổ đầy sữa vào cốc màu xanh.
Lý giải về hành động này, nhiều người cho rằng lúc đó nếu mình không làm theo điều con muốn thì sợ rằng chúng sẽ khóc và không chịu ăn uống nữa.Bà Emma coi đây là một sai lầm rất lớn và có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ cũng như nhân cách của trẻ sau này.
Hành động trên đồng nghĩa với việc bố mẹ đang "sợ" chính những đứa con của mình. Bà Emma khuyên mọi người không nên để con chỉ huy mình, không nên để con bắt mình phải làm theo những gì chúng muốn.
Thay vào vội vàng tìm kiếm chiếc cốc đúng theo yêu cầu của con, các mẹ hãy để con khóc nếu chúng muốn và cứ bỏ sang phòng khác một lúc nếu bạn không muốn nghe tiếng khóc của con.
Bố mẹ đừng bao giờ nuôi dạy con cái theo phương pháp nuông chiều mọi ý thích của con chỉ vì chúng đang khóc. Nếu mọi người còn tiếp dục duy trì thói quen này, trẻ sẽ còn tiếp tục la khóc hay ăn vạ để khiến bạn thỏa hiệp.
2. Luôn coi con chỉ là một đứa trẻ
Mỗi lần con làm sai điều gì đó dù ở nhà hay công cộng, nếu bố mẹ chỉ biện minh cho con bằng câu nói "Ôi, trẻ con mà!" thì điều ấy có nghĩa là người lớn đang thúc đẩy con mình tiếp tục thực hiện những hành động sai trái và thiếu trách nhiệm.
Trên thực tế, trẻ có khả năng làm được nhiều việc hơn cả mong đợi của cha mẹ.
Tuy nhiên, ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, trẻ vẫn phải được giáo dục đúng mực, cần biết tôn trọng bố mẹ và mọi người xung quanh, cần biết hành động nào nên và không nên làm, đặc biệt trẻ cần phải nhận lỗi trước những sai lầm của mình.
Bà Emma khuyên các bậc phụ huynh hãy nâng cao những yêu cầu ở trẻ để chúng sẽ có cơ hội để trưởng thành hơn. Đồng thời, bố mẹ hãy dừng ngay suy nghĩ "con vẫn là còn nhỏ" để bảo vệ trẻ.
3. Không cho người khác mắng con mình
Nếu như trước đây, giáo viên có thể được la mắng học sinh mỗi khi chúng làm sai hoặc cư xử không đúng các tại trường nhưng giờ đây mọi việc đã khác.
Chỉ cần thầy cô giáo đưa ra bất kì một lời nhận xét không hay về một đứa trẻ thì ngay lập tức phụ huynh của học sinh đó sẽ nổi điên lên. Họ đến trường tìm gặp cô giáo, tìm gặp ban giám hiểu để phản ánh mà không tìm hiểu rõ nguyên nhân vấn đề.
Nhiều bậc cha mẹ thời nay luôn muốn con mình xuất hiện thật hoàn hảo trước mắt mọi người, vì thế họ thường không chấp nhận những nhận xét tiêu cực của người khác về con mình.
Theo bà Emma, nếu bố mẹ ngăn cấm người khác giáo dục con mình và chỉ có suy nghĩ "con ai người nấy dạy" thì cực kì không tốt cho nhân cách trẻ sau này.
Các con đương nhiên sẽ mặc định rằng chỉ có bố mẹ mới có thể xử lý được mình còn những người khác thì không được phép, từ đó chúng sẽ thiếu tôn trọng mọi người.
4. Luôn đặt con lên vị trí hàng đầu
Khi có con, dường như mọi sự tập trung chú ý của bố mẹ đều dành cho chúng. Họ dành toàn tâm toàn sức để chăm sóc cho con từng chút một với hy vọng con luôn khỏe mạnh, phát triển tốt.
Với họ, con cái là thứ quan trọng và luôn được đặt lên vị trí đầu tiên.
Điều đó không có gì là sai trái nếu bố mẹ không bao bọc con cái quá mức hay phục vụ chúng từ A đến Z.
Có một điều dễ dàng nhận thấy rằng hiện nay các bậc phụ huynh đang tự ép mình phải chịu trách nhiệm hoàn toàn với sức khỏe và tinh thần của con, cố gắng đáp ứng tất cả mọi nhu cầu của chúng mà không biết rằng mình đang khiến trẻ hình thành thói quen ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.
Trước vấn đề này, bà Emma cho biết "Chúng ta không nên đáp ứng mọi mong muốn của trẻ mỗi khi chúng đưa ra yêu cầu, điều đó chỉ khiến con bạn trở thành đứa trẻ hư đốn và không biết hài lòng với những gì mình đang có.
Chính vì thế, bố mẹ nên học cách nói "không" khi cần thiết".
5. Để con phụ thuộc vào công nghệ
Hình ảnh những đứa trẻ mới chỉ 4,5 tuổi nhưng đã sử dụng thành thạo điện thoại di động, máy tính bảng không còn mấy xa lạ trong xã hội ngày nay.
Các bé dù chưa biết chữ nhưng vẫn có thể thực hiện thuần thục các thao tác trên điện thoại khiến người lớn cũng phải ngỡ ngàng. Tại sao lại như vậy?
Bạn đã bao giờ đưa con chiếc điện thoại chỉ mới mục đích muốn con ngồi chơi ngoan và không làm phiền bố mẹ hay chưa? Bạn đã bao giờ biến chiếc điện thoại trở thành công cụ để giúp con ăn nhanh một bát cơm hay chưa?
Hay chỉ vì muốn con kiên nhẫn chờ đợi một điều gì đó, bố mẹ lại vội vàng nhét cho con chiếc điện thoại để con có cái giết thời gian? Chắc hẳn bố mẹ nào cũng từng ít nhất một lần làm những điều trên.
Theo các chuyên gia nhi khoa, thói quen này của người lớn đang vô tình làm thụt lùi nhân cách của trẻ, khiến trẻ lười nói, ít vận động.
Nghiêm trọng hơn cả, bố mẹ cần biết rằng trẻ nghiện smartphone dễ bị ung thư não gấp 4-5 lần so với các bé khác.
Chính vì thế, ngay từ bây giờ, bố mẹ cần giới hạn nghiêm ngặt thời gian trẻ được tiếp xúc với công nghệ.
Phụ huynh cần dạy con mình cách kiên nhẫn, đồng thời trẻ cũng cần phải học được cách để tự chơi mà không phụ thuộc vào các thiết bị điện tử.