Ai cũng nghĩ nước màu đỏ chảy ra từ thịt bò bít tết là máu nhưng sự thật lại hoàn toàn khác

Nấu gì hôm nay 21/06/2018 04:52

Rất nhiều người thích ăn thịt bò bít tết làm tái hoặc chín vừa nhưng lại rất sợ dòng nước đỏ chảy ra từ thịt. Ai cũng nghĩ đó là máu và nó khiến mọi người e dè hơn dù rất thích ăn thịt bò tái. Tuy nhiên, đó là một suy nghĩ sai lầm bởi nước màu đỏ đó không phải là máu đâu.

Thịt bò bít tết là món khoái khẩu của nhiều người. Một lát thịt bò bít tết cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể và đây cũng món đậm đà hương vị, vô cùng hấp dẫn. Theo đúng kiểu Âu Mỹ, thịt bò bít tết sẽ có 7 mức độ chín, đó là: raw, blue rare, rare, medium rare, medium, medium-well, welldone. Nhưng tại Việt Nam, mức độ chín này giảm chỉ còn 5 hoặc 3, là tái, chín vừa hay chín tới.

Rất nhiều người thích ăn thịt bò bít tết làm tái hoặc chín vừa nhưng lại rất sợ dòng nước đỏ chảy ra từ thịt. Ai cũng nghĩ đó là máu và nó khiến mọi người e dè hơn dù rất thích ăn thịt bò tái. Tuy nhiên, đó là một suy nghĩ sai lầm bởi nước màu đỏ đó không phải là máu đâu. Nó chính là myoglobin - một loại protein cung cấp oxy cho cơ bắp của động vật.

Protein này chuyển sang màu đỏ khi thịt được cắt ra hay tiếp xúc với không khí. Và khi gặp nhiệt, protein sẽ chuyển sang màu tối hơn, sẫm hơn. Thịt bò bít tết làm tái không phải là miếng thịt cắt sẽ tiết ra đầy máu như bạn nghĩ mà chỉ bởi do nó được nấu ở nhiệt độ thấp mà thôi. "Thịt có 70% là nước", Jeffrey Savell - Giáo sư Khoa học về thịt ở Đại học A&M Texas - phát biểu với HuffingtonPost. "Vì vậy, nếu có nước chảy ra từ thịt, đó là nước, myoglobin và các sắc tố khác bị rò rỉ. Tôi có thể đảm bảo đó không phải là máu".

Ai cũng nghĩ nước màu đỏ chảy ra từ thịt bò bít tết là máu nhưng sự thật lại hoàn toàn khác - Ảnh 1

Nước màu đỏ tiết ra từ thịt bò bít tết không phải là máu đâu bạn nhé. (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, sự thay đổi màu sắc của thịt tùy thuộc vào nhiệt độ bên trong của nó tại thời điểm nấu. Theo sách dạy nấu ăn Lawrie’s Meat Science, thịt đỏ đạt nhiệt độ bên trong khoảng 140 độ F (khoảng 60 độ C) trong quá trình nấu sẽ có màu đỏ nhạt bên trong, còn nếu nhiệt độ khoảng 140 đến 158 độ F (60 đến 70 độ C), thịt sẽ có màu hồng. Nhiệt độ cao hơn sẽ biến thịt có màu nâu xám.

Tuy nhiên, theo Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm Mỹ khuyến cáo, thịt bít tết nên có nhiệt độ bên trong ít nhất là 145 độ F (khoảng 62,7 độ C) và để thịt “nghỉ” ít nhất 3 phút để tiêu diệt các vi khuẩn có thể gây bệnh.

Salad bít tết làm nhanh ăn ngon hấp dẫn cực kỳ

Món salad bít tết này chắc chắn sẽ trở thành món tủ của gia đình bạn đấy.

TIN MỚI NHẤT