Ai cũng thấy lỗ khuyết trên thớt nhưng không biết công dụng của nó, vậy hãy đọc bài dưới đây nhé!
- Mùa hè cơm để qua đêm dễ có mùi: Hãy thử ngay những cách này bảo quản cơm được lâu lại không bị hao hụt dinh dưỡng
- Làm sườn xào chua ngọt nhớ thêm một bước này, thịt sẽ mềm tan và thấm gia vị cực kì 'đưa cơm', bạn đã biết chưa?
Thớt là dụng cụ nhà bếp không thể thiếu với mỗi gia đình, với công dụng dùng để kê và cắt đồ. Dùng nhiều là vậy nhưng nhiều bà nội trợ vẫn không biết công dụng của lỗ khuyết trên thớt cũng như cách dùng thớt đúng cách để tránh ảnh hưởng sức khỏe.
Tại sao trên thớt có 1 lỗ khuyết to?
Những chiếc thớt chuẩn luôn có lỗ khuyết ở rìa. Công dụng của nó không chỉ là để treo hay để cầm nắm cho dễ. Trên thực tế cấu tạo đặc biệt này ra đời lại phục vụ cho một mục đích hoàn toàn khác.
Khi thái đồ ăn, đặc biệt là thái thành những miếng nhỏ, bạn sẽ ít nhiều gặp khó khăn khi dồn thành phẩm vào bát hay đĩa. Thực phẩm rất dễ rơi rớt ra ngoài và sẽ phải rửa lại mất thời gian. Nếu bốc tay, nhất là với những đồ ăn chín thì khả năng nhiễm khuẩn từ tay là rất cao, chưa kể nhìn cũng mất vệ sinh.
Cách làm đúng là bạn dùng dao vừa thái xong, dồn đồ ăn qua chiếc lỗ để chúng rơi xuống khay hay bát đĩa phía dưới một cách dễ dàng. Phương pháp này áp dụng với những loại thực phẩm được thái hạt lựu hay thịt băm. Tuy nhiên, nếu sử dụng lỗ khuyết trên thớt cho mục đích này, bạn phải nhớ khi vệ sinh thớt cần làm sạch kỹ vùng này, tránh để khu vực lỗ bị bám bẩn, lên mốc, sẽ lợi bất cập hại.
Những lưu ý khi sử dụng thớt để tránh 'rước họa vào thân'
Ngâm thớt ngay khi mua về
Ngay khi mua thớt mới về nhà, bạn nên mang chúng đi ngâm để làm sạch bề mặt gỗ và cung cấp đủ độ ẩm cho thớt, giúp thớt không bị thấm nước nhiều và không dễ xảy ra tình trạng rạn nứt khi dùng.
Đầu tiên, chuẩn bị một dung dịch nước muối pha theo tỉ lệ 200 gram muối: 1 lít nước rồi cho thớt vào ngâm trong 1 ngày. Sau đó đem đi phơi cho thớt thật khô và mang đi sử dụng
Làm sạch thớt sau khi dùng
Không phải ai cũng biết rằng vệ sinh thớt gỗ thật sạch sau khi sử dụng cũng là một trong những cách đơn giản giúp thớt bền hơn.
Để làm sạch thớt gỗ, bạn có thể dùng nước nóng, muối kết hợp với những nguyên liệu dễ tìm như giấm, baking soda, chanh… Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ thớt, mang chúng ra để ở nơi thoáng mát và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Dùng thớt riêng cho thực phẩm chín và thực phẩm sống
Những loại thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản… có thể chứa nhiều vi khuẩn có hại nên nếu sử dụng chúng để thái thực phẩm chín, bạn có thể vô tình khiến vi khuẩn từ thớt bám vào thực phẩm chín và gây mất an toàn thực phẩm, gây hại cho sức khoẻ người sử dụng.
Không nên sử dụng một chiếc thớt quá lâu
Sau một thời gian sử dụng, những chiếc thớt gỗ sẽ xuất hiện các vết xước do quá trình băm chặt hoặc thái thực phẩm. Đây chính là điều kiện lý tưởng để các vi khuẩn gây hại sinh sôi và phát triển mạnh vì có thức ăn thừa bám vào. Vì thế, bạn không nên sử dụng một chiếc thớt gỗ trong thời gian quá dài. Nên thay thớt khi thấy về mặt xuất nhiều nhiều vết cắt, xước hoặc dùng từ 7-8 tháng.
Sử dụng cả hai mặt thớt là một thói quen sai lầm
Nhiều người thường ý thức được tác hại của việc sử dụng thớt cho tất cả các món sống, chín. Chính vì thế, họ thường dùng hai mặt của thớt, mặt này thái thực phẩm sống, mặt kia cắt thức ăn chín.
Trên thực tế, mặt phẳng dùng để kê thớt khi chế biến thức ăn như nền nhà, kệ bếp thường là nguồn nhiễm bẩn. Khi đặt mặt thớt xuống, vi khuẩn đã bám vào mắt dưới của thớt. Vì thế, bạn chỉ nên sử dụng một mặt của thớt mà thôi nhé!
Dùng thớt có kích thước quá nhỏ
Để tiết kiệm không gian nhà bếp và dễ dàng lau chùi, hoặc ban thích những vật dụng nhỏ xinh chẳng hạn, vì vậy bạn sử dụng thớt có kích thước nhỏ. Do diện tích bề mặt thớt quá nhỏ nên thực phẩm có thể bị rơi ra ngoài khi chế biến tạo điều kiện cho vi khuẩn bên ngoài bám vào thức ăn.
Luôn để thớt luôn ẩm ướt
Bề mặt ẩm ướt là môi trường tốt để vi khuẩn phát triển. Thay vì đặt ngay thớt vừa rửa lên giá, hãy làm cho thớt khô bằng khăn sạch trước khi treo lên giá. Như vậy sẽ giảm đáng kể cơ hội sinh sôi của các vi khuẩn, các mầm bệnh.