Từ 1 chiếc nồi cơm điện, bạn có thể chế biến ra nhiều món ăn khác nhau. Dưới đây là cách làm một vài món ngon cho gia đình bằng nồi cơm điện cực kỳ dễ dàng.
- Những món đồ mà nhiều người cho là thừa thãi, vô dụng nhưng thực tế lại cực kỳ hữu ích
- 5 cách sử dụng nồi nhôm gây nguy hại cho sức khỏe, sản sinh 'chất độc' nhưng người Việt thường xuyên mắc phải
1. Gà nướng
Nguyên liệu:
- 300g đùi gà
- 1 củ gừng
- 2 gốc hành
- Mè rang
- Gia vị: thìa nước tương, 2 thìa nước, 1 thìa nước mắm, 1 thìa mật ong.
Cách làm:
- Cho nước tương, nước mắm và mật ong vào bát nhỏ, khuấy đều.
- Rửa sạch gà, để ráo nước, sau đó cho gà vào chung với nước tương bên trên, xoa đều rồi cho vào tủ lạnh ướp nửa tiếng đồng hồ trở lên, để gà dễ thấm vị bạn có thể dùng tăm hoặc dĩa xiên vài lỗ trên gà.
- Thái lát gừng và cắt khúc hành lá. Đặt gừng và một ít hành lá ở dưới đáy nồi, sau đó cho gà và nước ướp vào.
- Sau khi nồi chuyển qua chế độ hấp thì lật ngược gà lại, thêm khoảng 2 muỗng nước sạch vào, bật nút nấu lần nữa.
- Sau khi nồi chuyển qua chế độ hấp lần nữa, thì bạn cho phần hành lá còn lại vào, bật nút nấu và đợi đến khi nồi chuyển hấp là gà đã chín. Trước khi dùng, bạn xé gà ra nhiều miếng nhỏ rồi rắc mè rang vào và chừa lại phần nước xốt trong nồi ăn kèm ít rau xanh cũng rất ngon.
2. Bắp rang bơ
Nguyên liệu
- 150g hạt ngô
- 80 bơ
- 15ml dầu ăn
- 30g vani
Cách làm
- Rửa thật sạch và lau thật khô lòng nồi để giúp việc nổ bắp được ngon hơn.
- Thoa một lớp dầu ăn vào đáy nồi và bật chế độ cook. Sau khoảng 1 phút cho thêm bơ vào nấu thêm 3 phút.
- Chuyển sang chế độ warm và cho bắp hạt vào đảo đều. Sau đó, đóng nắp và bật cook.
- Nấu khoảng 3 phút, bạn mở nắp và đảo đều lần nữa. Khi bắp bắt đầu nổ, cho đũa vào đảo để toàn bộ số bắp nổ hết.
3. Thịt xá xíu
Nguyên liệu:
-1 kg thịt ba chỉ
– 2 thìa dầu hào
– 1 thìa bột ngũ vị hương
– 1/2 gói bột xá xíu (khoảng 50g)
– 1/2 thìa đường
– 2 thìa nước tương
– 2 thìa rượu trắng
– 1 ít tiêu xay
– 1 thìa tỏi băm nhuyễn, 1 thìa dầu ăn.
Cách làm:
– Cho dầu ăn vào chảo đun nóng thì cho tỏi vào phi thơm để nguội, cho tất cả gia vị trên vào bát con trộn đều thành một hỗn hợp thống nhất.
– Lấy muối xát quanh miếng thịt rồi rửa lại với nước cho sạch, lấy giấy thấm khô nước ở thịt.
– Cho thịt lợn vào bát tô rồi quết gia vị kín miếng thịt, nếu có thời gian thì ướp qua đêm trong tủ lạnh ngăn mát. Nếu để ăn ngay trong ngày thì ướp 30 phút đến một tiếng.
– Cho thịt vào nồi cơm điện, đổ vào đó 200 ml nước, đậy vung nồi lại bật nút nấu cơm và đợi thịt chín. Nếu không muốn ăn phần nước sốt của thịt xá xíu thì cho 100 ml nước vào nồi là được, miếng thịt sẽ khô.
– Thịt chín gắp ra để nguội rồi thái miếng vừa ăn.
4. Pizza
Nguyên liệu:
Đế bánh:
– 500 g bột mì
– 10 g men nở
– 3 g muối
– 280 ml nước lọc
– 2 muỗng cà phê dầu oliu
Nhân bánh:
– 1 thanh xúc xích
– 1 miếng pho mai lớn
– 15 g chà bông
– 1 quả ớt chuông
– 1 trái cà chua
– 15 ml nước sốt cà chua
– Ít lá thơm oregano
– 1 muỗng cà phê dầu ô liu
Cách làm:
– Đầu tiên làm vỏ bánh pizza. Bạn đem trộn đều bột, muối và dầu oliu. Sau đó sử dụng nước ấm hòa tan men và từ từ đem cho vào nhào thật đều tay. Sau khi bột mịn thì để bột nghỉ khoảng nửa tiếng.
– Đem chia bột thành những phần nhỏ sau đó cán mỏng, sao cho đế bánh dày khoảng 2 cm. Đường kính bánh tùy thuốc vào kích cỡ nồi cơm điện.
– Lau nồi khô, sau đó đem bật nóng, rồi sau đó đem cho bánh đã cán vào nồi, bật ở chế độ nấu và chỉnh thời gian khoảng 15 phút.
– Trong lúc đợi bánh vàng mặt, thì bạn đem các nguyên liệu cắt miếng nhỏ. Riêng ớt và cà chua nên xào sơ qua vừa chín tới.
– Phết sốt cà chua lên bánh trước hết, sau đó lần lượt xếp xúc xích, cà chua và ớt chuông, chà bông và sau cùng bào phô mai thành sợi đem rắc đều lên toàn bộ mặt bánh. Có thể rưới dầu ô liu và trải lá oregano đã xắt lên trên cùng.
– Cho bánh vào nướng trở lại. Bật chế độ nấu và nướng thêm khoảng 10 phút là bạn đã có một chiếc bánh pizza thơm ngon không kém gì ngoài tiệm.
5. Bánh bông lan
Nguyên liệu:
– 50 g bột mì
– 150 g đường
– 30 g bơ lạt
– 5 quả trứng
– 50 g bột bắp
– 50 ml sữa tươi
– 30 ml dầu ăn
– 3 g muối
– 1 ống vani.
Cách làm:
– Tách riêng lòng đỏ và lòng trắng.
– Chọn tốc độ yếu đánh bông lòng trắng trứng. Khi bọt nổi lớn, cho thêm muối vào và đánh nhanh. Từ từ cho thêm đường vào, đánh đến khi lòng trắng nổi bông.
– Dùng sữa tươi và vani cho vào phần lòng đỏ, đánh đều tay bằng dụng cụ đánh trứng.
– Trộn bột bắp và bột mì lại với nhau. Sau đó rây vào phần lòng đỏ trứng và trộn đến khi có được hỗn hợp thật mịn nhuyễn.
– Chia lòng trắng trứng đã đánh thành 3 phần và cho từ từ vào phần lòng đỏ đã đánh. Cứ như vậy đánh cho hết số lòng trắng trứng trứng đến khi có được hỗn hợp mịn màu vàng nhạt.
– Lót dưới đáy nồi cơm điện một lớp giấy nướng hoặc một lớp bơ. Sau đó đổ hỗn hợp bột vào nồi, bật chế độ nấu, đến khi nồi chuyển sang chế độ ủ, để thêm khoảng 20 phút. Để kiểm tra bánh chín hay chưa nên dùng tăm xiên qua bánh, nếu tăm ướt, bật chế độ nấu thêm lần nữa và tiếp tục nấu. Khi nào thấy bánh nở xốp là được.
6. Bánh flan
Nguyên liệu:
- Sữa tươi không đường: 1 lít
- Sữa đặc: 150g
- Lòng đỏ trứng gà: 6 cái
- Vani: 5g
- Đường cát: 150g
- Nước lọc: 100ml
- Bơ lạt: 30g
Cách làm:
- Chuẩn bị một nồi sạch, đổ phần sữa đặc và sữa tươi vào chung với nhau. Thực hiện khuấy đều hỗn hợp đều sau đó đun nóng trên bếp. Tuy nhiên ở phần sữa này chúng ta chỉ đun cho hơi nóng, khoảng 40 độ C là được chứ không đun sôi.
- Khuấy đều phần lòng đỏ trứng gà trong một âu khác, sau đó đổ từ từ vào hỗn hợp sữa cho đồng đều rồi thêm vani. Thực hiện khuấy nhẹ cho các nguyên liệu hòa vào với nhau thành hỗn hợp đồng nhất. Quá trình thực hiện công đoạn này lưu ý không đánh mạnh làm sủi bọt hỗn hợp bánh sẽ bị rỗ khi hấp chín. Lọc phần hỗn hợp qua rây để bánh được mịn mượt.
- Quét bơ đều khuôn bánh flan để công đoạn lấy bánh được dễ dàng hơn và không làm bánh bị vỡ.
- Chuẩn bị nồi sạch khác đổ đường cát đã chuẩn bị và phần nước lọc vào chung, sau đó đun sôi trên bếp cho đến khi chuyển sang màu cánh gián thì nhỏ phần cốt chanh vào. Sau đó thực hiện múc phần đường caramel vào khuôn và tráng đều khuôn bánh một lớp mỏng.
- Múc hỗn hợp sữa trứng vào từng khuôn, đổ khoảng ¾ khuôn để bánh còn nở. Đun sôi nước trong nồi cơm điện lưu ý không để nước tràn lên xửng hấp. Khi nước sôi thì đặt xửng hấp vào, lót một lớp vải hoặc khăn xuống, đặt khuôn bánh vào cho ngay ngắn sau đó phủ một lớp khăn xô lên trên để ngăn nước nhỏ xuống bánh. Đậy nắp nồi rồi thực hiện công đoạn hấp trong khoảng 10 phút.
- Để thử bánh đã chín hay chưa chúng ta sẽ lấy tăm xiên vào mặt bánh nếu không còn dính tăm là bánh đã chín, lấy bánh ra khỏi khuôn để nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để khoảng 1 tiếng. Lấy bánh ra thêm cà phê và đá xay để thưởng thức.
Thật đơn giản phải không các bạn, chỉ cần một cái nồi cơm điện là có thể làm rất nhiều món ăn ngon rồi.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với các món ngon trên nhé!