Gợi ý mâm cúng cho ngày Tết Đoan Ngọ đơn giản nhưng cực kỳ đẹp mắt

Mẹo vặt trong bếp 21/06/2023 13:12

Vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ dâng lên tổ tiên, thần linh, cầu cho một năm bội thu, nhiều may mắn.

Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là tết Đoan Dương, được tổ chức vào giờ Ngọ, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm. Đây là một ngày tết truyền thống tại một số quốc gia Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc.

"Đoan" có nghĩa là mở đầu, "Ngọ" là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều, Đoan Ngọ tức là lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất. Bởi vậy, lễ cúng diễn ra vào giờ Ngọ, từ 11h đến 13h.

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên khá dân dã đó chính là "tết giết sâu bọ". Hiểu đơn giản, đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

Tết Đoan Ngọ 2023 rơi vào thứ Năm, ngày 22/6 dương lịch.

Theo truyền thống, người dân thường làm mâm cúng Tết Đoan Ngọ dâng lên tổ tiên để thể hiện lòng thành, cầu mong một vụ mùa bội thu, có nhiều sức khỏe và gặp may mắn.

Tùy từng vùng miền mà mâm lễ cúng ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 sẽ có sự khác nhau. Mỗi gia đình đều có những công thức riêng cho mâm cúng dịp Tết "sâu bọ". Nhà đơn giản, nhà cầu kỳ nhưng vẫn đầy đủ ý nghĩa của ngày lễ.

Dưới đây là những gợi mâm lễ Tết Đoan Ngọ đặc trưng của ba vùng miền Bắc, Trung Nam.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Bắc

Rượu nếp là món ăn đặc sắc trong ngày này, người xưa tin rằng, rượu nếp có khả năng tiêu diệt sâu bọ trong cơ thể, khiến chúng không thể gây hại trong cơ thể con người nữa.

Gợi ý mâm cúng cho ngày Tết Đoan Ngọ đơn giản nhưng cực kỳ đẹp mắt - Ảnh 1
Mâm lễ với đủ thức quà đặc trưng của Bắc Bộ - Ảnh: FB Tisu Misu

Đặc biệt tại miền Bắc, món cơm rượu nếp cái hoa vàng bởi không phải nơi đâu cũng có và được ngon như ở miền Bắc, do đó đây là món phải có trong mâm cúng ở miền Bắc. Ngoài ra, ở một số nơi còn có thêm cơm rượu nếp cẩm.

Bánh tro là một loại bánh làm từ gạo nếp đã được ngâm trong nước tro, gói trong lá chuối. Đây là loại bánh dễ ăn, dễ tiêu, mùi vị rất ngon khi ăn cùng với đường hoặc mật. Theo cha ông ta, gạo nếp khi luộc trong lá sẽ hấp thu các đặc tính cây cỏ, giúp giải nhiệt, tiêu bệnh trong cơ thể.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Trung

Gợi ý mâm cúng cho ngày Tết Đoan Ngọ đơn giản nhưng cực kỳ đẹp mắt - Ảnh 2
Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ ở mền Trung khá đặc biệt với món chè kê và thịt vịt - Ảnh: FB Đào Lan Phương

Ngoài những loại đồ cúng phải có, ở mâm cúng miền Trung có thêm một số món khác như:

- Cơm rượu

Cơm rượu ở miền Trung được lên men bằng cách cổ truyền, có dạng miếng nhỏ vuông vức, chín mềm từ trong ngoài.

- Thịt vịt

Sở dĩ miền Trung ưa chuộng thịt vịt hơn bởi người ta tin rằng thịt vịt có công dụng làm mát, giải nhiệt cho cơ thể, bổ máu và giúp tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm thịt vịt ngon và béo nhất.

- Chè kê

Tuy không phải phổ biến với tất cả tỉnh miền Trung, chè kê lại rất được ưa chuộng xuất hiện trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ của Quảng Nam. Chè kê được nấu bằng hạt kê đến khi mềm nhờ, khi ăn rất ngọt và dẻo thơm.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Nam

Gợi ý mâm cúng cho ngày Tết Đoan Ngọ đơn giản nhưng cực kỳ đẹp mắt - Ảnh 3
Mân cúng của miền Nam đặc biệt bởi bánh ú Bá Trạng và chè trôi nước - Ảnh: Internet

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Nam ngoài những loại quen thuộc còn có nhiều món khác như:

- Cơm rượu

Vẫn là cơm rượu nhưng ở miền Nam, cơm rượu được vo thành viên tròn và thêm nước đường vào, ăn giống như xôi chè ở miền Bắc.

- Bánh ú Bá Trạng

Món này tương tự bánh tro nhưng to hơn, được làm từ gạo nếp nhồi thêm nhân, sau đó đi luộc hoặc hấp. Bánh ú Bá Trạng có thể gói bằng lá sen, lá chuối,... và mỗi loại lá sẽ cho bánh một hương vị khác nhau.

- Chè trôi nước

Chè trôi nước ở miền Nam là những viên to tròn làm từ bột nếp trắng với nhân đậu xanh bùi bùi. Trong miền Nam, chè sẽ được ăn cùng nước đường và nước cốt dừa với ý nghĩa sẽ có khả năng diệt sâu bọ tốt.

Ở miền Nam, các gia đình thường chọn mua vải thiều quả đẹp, nhiều lá để trưng trên mâm cúng sẽ đẹp hơn.

Sau đây là một vài mâm cúng Tết Đoan Ngọ đẹp cho mọi người cùng tham khảo.

Gợi ý mâm cúng cho ngày Tết Đoan Ngọ đơn giản nhưng cực kỳ đẹp mắt - Ảnh 4
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Bắc luôn có món Cơm rượu nếp - Ảnh: FB Doan Phuong Thao
Gợi ý mâm cúng cho ngày Tết Đoan Ngọ đơn giản nhưng cực kỳ đẹp mắt - Ảnh 5
Mâm cỗ vừa xinh đẹp vừa thơm ngát hương hoa - Ảnh: FB Kim JinHua
Gợi ý mâm cúng cho ngày Tết Đoan Ngọ đơn giản nhưng cực kỳ đẹp mắt - Ảnh 6
Mâm cúng đơn giản gồm cơm rượu, hoa sen, xôi sen dừa, bánh gio, mận, vải, phật thủ,... - Ảnh: FB Nguyễn Việt Hà
Gợi ý mâm cúng cho ngày Tết Đoan Ngọ đơn giản nhưng cực kỳ đẹp mắt - Ảnh 7
Mâm lễ vô cùng hấp dẫn, các món ăn được chuẩn bị tỉ mỉ - Ảnh: FB Loan Tran
Gợi ý mâm cúng cho ngày Tết Đoan Ngọ đơn giản nhưng cực kỳ đẹp mắt - Ảnh 8
Điểm nhấn của mâm lễ là lá trầu xanh thắm xếp tròn xung quanh - Ảnh: FB Ngoc Phuong
Gợi ý mâm cúng cho ngày Tết Đoan Ngọ đơn giản nhưng cực kỳ đẹp mắt - Ảnh 9
Mâm cúng đơn giản nhưng đầy đủ thức quà đặc trưng cho Tết Đoan Ngọ - Ảnh: FB Quản Ngọc Lê

Một vài lưu ý khi cúng Tết Đoan Ngọ

- Kiêng vứt giày dép lộn xộn để tránh chiêu dụ tà khí.

- Nên tránh xa bệnh viện, đám ma vì những nơi này âm khí quá nặng, dễ chiêu bệnh tật, tà khí.

- Ở một số vùng miền, người lớn sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất mà phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc.

- Tránh để rơi tiền trong ngày Tết Đoan Ngọ vì khi đó bạn đã đánh rơi tài lộc, khiến vận may đi xuống.

- Nếu ở khách sạn hoặc nhà nghỉ, nên tránh chọn phòng đầu tiên và cuối cùng của hành lang. Hai vị trí này hút năng lượng tiêu cực, dễ khiến cơ thể nhiễm bệnh.

Sữa tươi bị chua - đừng bỏ phí, tận dụng ngay để biến thứ tưởng là rác thành nguyên liệu quý giá

Sữa tươi sau khi mua về rất nhanh bị hỏng nếu không được bảo quản đúng cách. Sữa hỏng thường có mùi chua, lắng đọng lại thành hỗn hợp đặc. Trong trường hợp này, nhiều người sẽ bỏ đi không sử dụng nữa, rất lãng phí.

TIN MỚI NHẤT