Có nên quan hệ khi mang thai hay không?

Mẹ bầu làm đẹp 02/07/2016 06:20

Trong quá trình mang thai các cặp vợ chồng thường hạn chế quan hệ để không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, điều đó sẽ không còn là mối lo ngại nếu các bạn đọc xong bài viết này.

Theo các cuộc nghiên cứu, quan hệ không hợp lý trong giai đoạn hình thành thai nhi sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi và mẹ bầu. Hãy cùng chúng tôi tham khảo những thông tin dưới đây để có thêm kinh nghiệm cũng như kiến thức quan hệ một cách hợp lý nhất khi mang thai nhé!

Có nên quan hệ khi mang thai hay không? - Ảnh 1
Quan hệ tình dục khi mang thai (Ảnh: Internet)

Thông thường vào những tháng đầu tiên của thai kì, mẹ bầu thường buồn nôn, mệt mỏi khiến nhu cầu "yêu đương" giảm xuống. Tuy nhiên, nếu bước sang tháng thứ 3 thì “chuyện ấy” lúc này là điều tuyệt vời vì có thể giải phóng nhiều năng lượng bên trong bạn và khiến cho quan hệ giữa bạn và chồng trở nên khăng khít và trọn vẹn hơn.

Khi mẹ bầu bước sang 3-7 tháng thì cơn ốm nghén đã dịu dần. Lúc này, lượng nội tiết tố trong cơ thể của bạn cũng sẽ ổn định, mẹ bầu có thể cảm thấy cơ thể mình tràn đầy năng lượng và bớt buồn nôn hơn trong chu kỳ thứ nhất. Đồng thời, tình dục trọn vẹn và hưng phấn trong giai đoạn mang thai thực sự giúp cơ thể bạn chuẩn bị cho thời kì sinh nở sắp tới và điều này cũng được coi như bài tập rất tốt trước thai kì cho mẹ. 

Có nên quan hệ khi mang thai hay không? - Ảnh 2
Quan hệ giúp vợ chồng thêm yêu thương nhau hơn (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, các cặp vợ chồng đừng quá "hồn nhiên" trong thời kỳ thai nghén nếu gặp những trường hợp sau đây:

- Vào những tháng cuối của chu kì thai nghén nếu các ông bố thấy vùng kín của mẹ bầu có hiện tượng nước chảy ra thì nên dừng ngay việc quan hệ tình dục. Bởi vì nếu không cẩn thận sẽ làm vỡ màng ối, dễ gây nhiễm khuẩn cho thai nhi.

- Không nên quan hệ tình dục khi các mẹ bầu có tiền sử sảy thai, ra máu không rõ nguyên nhân, có dấu hiệu song thai hay nhiều hơn, có chẩn đoán là rau tiền đạo bán trung tâm, có bệnh sử hoặc tật hở eo tử cung, đã có tiền sử đẻ non, tiền sử vỡ ối sớm, bị nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng đầu hoặc ba tháng cuối của thai kỳ (biểu hiện nôn nhiều…), kèm theo cao huyết áp động mạch,…lúc này để tốt cho mẹ và thai nhi thì mẹ bầu phải tuyệt đối nghe theo hướng dẫn, chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi mà bác sĩ đưa ra để không ảnh hưởng đến thai nhi.

Cô đơn dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần khi mang thai? Bạn đã biết về thực trạng này chưa?

Cô đơn có thể dẫn đến trầm cảm trong và sau khi sinh? Câu trả lời chi tiết sẽ có ở ngay bài viết dưới đây. Hãy cùng Phụ nữ và Gia đình khám phá ngay thôi nào!

TIN MỚI NHẤT