Giãn tĩnh mạch sau sinh là một vấn đề được nhiều bà mẹ quan tâm.
- Mẹ bầu "kết thân" với 4 loại thực phẩm này thường xuyên để con dễ có ngoại hình đẹp trong tương lai
- 3 loại thực phẩm làm mẹ bầu tăng cân chóng mặt, loại thứ 2 là món khoái khẩu của nhiều chị em
Giãn tĩnh mạch sau sinh là gì?
Mạng lưới tĩnh mạch trong cơ thể thông thường sẽ ẩn dưới lớp da khó nhìn thấy bằng mắt thường, tuy nhiên trong một số trường hợp các tĩnh mạch bị phì đại và xoắn ngoằn ngoèo hiện rõ lên bề mặt da gây mất thẩm mỹ.
Hiện tượng này được gọi là tình trạng giãn tĩnh mạch, bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ mà còn chứa đựng những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh, thậm chí dẫn tới nguy cơ tử vong.
Nguyên nhân
Hormone sinh dục nữ tăng cao: Lượng hormone progesterone có xu hướng tăng cao khi phụ nữ mang thai, đây chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng các tĩnh mạch bị giãn, phì đại và hình thành các tĩnh mạch mạng lưới hoặc tĩnh mạch sợi.
Lượng máu tăng đột ngột: Thông thường lượng máu trong hệ tĩnh mạch có thể chiếm tới 75% tổng lượng máu trong cơ thể, tuy nhiên trong giai đoạn thai kỳ lượng máu trong cơ thể người phụ nữ có thể tăng lên từ 20-30% vì vậy hệ thống tĩnh mạch có thể bị quá tải, tĩnh mạch có xu hướng bị giãn ra để vận chuyển máu.
Kích thước tử cung quá lớn: Ở những tháng thai kỳ cuối (khoảng 3 tháng trước khi sinh) kích thước tử cung có thể tăng nhanh đột ngột dẫn tới tình trạng áp lực tử cung chèn ép lên hệ thống tĩnh mạch ở bụng gây giãn tĩnh mạch.
Yếu tố di truyền hoặc có tiền sử bị giãn tĩnh mạch trước đó: Nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch sẽ cao hơn nếu trong gia đình có mẹ hoặc chị/em gái từng bị giãn tĩnh mạch khi mang thai. Phụ nữ mang thai bị giãn tĩnh mạch thì khả năng cao tình trạng này sẽ tiếp tục xuất hiện ở những lần mang thai tiếp theo.
Mẹ bầu mang đa thai: Hầu hết những trường hợp sản phụ mang đa thai (có nhiều hơn 1 thai nhi trong bụng) đều có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch trong quá trình mang thai và sau khi sinh. Nguyên nhân chủ yếu đến từ trọng lượng cơ thể mẹ bầu, kích thước tử cung đều lớn hơn so với mẹ bầu mang đơn thai, áp lực đè nén lên hệ thống tĩnh mạch ở vùng bụng bầu và 2 chi dưới sẽ cao hơn rất nhiều.
Hiện tượng tăng động sinh lý: Đây là hiện tượng phổ biến trong những phụ nữ đang mang thai. Yếu tố này không chỉ gây giãn tĩnh mạch mà còn có thể khiến cơ thể dễ bị xuất huyết khối. Một số bệnh lý nền liên quan đến hệ thống mạch máu hoặc chế độ sinh hoạt của sản phụ không phù hợp cũng có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch trong quá trình mang thai và sau khi sinh.
Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch sau sinh
Một biểu hiện rõ rệt nhất đó là các tĩnh mạch màu xanh sẫm hoặc tím xuất hiện trên da, chủ yếu là ở chân, mắt cá và cả bàn chân. Tình trạng này có thể gây đau rát, chuột rút và cảm giác nặng nề ở hai chân.Mẹ đang cho con bú nếu ngồi hoặc đứng lâu thì sự khó chịu càng nặng hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể kèm theo ngứa ngáy hoặc da đổi màu nhẹ xung quanh cách tĩnh mạch nổi này. Nếu không có bất thường khác, giãn tĩnh mạch sau sinh sẽ giảm dần theo thời gian nên không quá lo.
Làm gì để giảm bớt khó chịu và phòng ngừa giãn tĩnh mạch sau sinh?
Điều trị hợp lý
Tránh mang giày dép đế cao
Vận động thể chất đều đặn
Nằm nghiêng bên trái
Kiểm soát cân nặng
Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ hiểu rõ tình trạng và xử lý tốt chứng giãn tĩnh mạch sau sinh, giúp bạn nuôi con nhỏ nhẹ nhàng hơn và cơ thể sớm hồi phục.