Bà bầu bị ngứa ở tay chân có thể là do thay đổi về hormone hoặc bệnh lý trong thai kỳ. Vì vậy, khi mang thai bạn không nên chủ quan, khi thấy bất cứ dấu hiệu nào bất thường đều cần đi thăm khám sớm.
- Bà bầu bị ngứa phải làm sao để nhanh khỏi nhất?
- Bà bầu bị ngứa vùng kín có nguy hiểm đến thai nhi không?
Trong thời gian mang thai, người phụ nữ sẽ phải trải qua rất nhiều về sự biến đổi về hormone, gây ra các triệu chứng khó chịu. Một trong những triệu chứng đó là bà bầu bị ngứa ở tay chân. Chính vì vậy, phần lớn bị ngứa khi mang thai đều lành tính, không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi. Nhưng đôi khi ngứa cũng là do bệnh lý ngoài da hay tình trạng ứ mật thai kỳ gây ra. Do đó, việc xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa thai kỳ là rất quan trọng. Sẽ sớm giúp mẹ có cách khắc phục hiệu quả.
Nguyên nhân bà bầu bị mẩn ngứa ở tay và chân
Trong thời kỳ mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu thường yếu hơn. Vì thế dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công, khởi phát các bệnh lý thông thường. Trong đó, mẹ bầu bị ngứa tay chân là một trong những vấn đề da liễu thường gặp. Mẹ bầu sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, giấc ngủ và chất lượng cuộc sống. Chủ yếu do các nguyên nhân sau đây gây ra:
Nội tiết tố thay đổi đột ngột
Do nội tiết tố thay đổi đột ngột trong quá trình mang thai, nhiều mẹ bầu chưa thích nghi kịp dẫn tới ốm nghén, ngứa ngáy khó chịu. Rất nhiều chị em gặp phải tình trạng này. Sau khi thụ thai hormone progesterone tăng sinh để giúp bào thai bám chặt vào tử cung. Bên cạnh đó, tuyến yên cũng sẽ kích thích sản sinh hormone tiết sữa prolactin. Trước sự thay đổi đột ngột của những yếu tố này trong 3 tháng đầu thai kỳ khiến mẹ bầu bị ngứa ngáy ở tay chân.
Viêm nang lông
Thông thường tình trạng viêm nang lông xuất hiện ở mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Tình trạng này xuất hiện do các nang lông bị viêm nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn. Xuất hiện nhiều trên các vùng da của cơ thể như da đầu, da chân, cánh tay, mông, nách, mặt…
Khi bị viêm nang lông mẹ bầu sẽ cảm thấy ngứa ngáy kèm theo cảm giác đau nhức khó chịu. Lúc này các nang lông viêm nổi lên có mụn mủ, vảy và vết trầy. Một số người có thể gặp triệu chứng khác như: lông mọc ngược vào trong da, ngứa nang lông, nổi nốt đỏ… Viêm nang lông thì không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nhưng vẫn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Do đó, mẹ hãy sớm điều trị để chấm dứt tình trạng này. Hãy đến bệnh viện để được bác sĩ da liễu thăm khám, tư vấn cách chữa trị phù hợp với làn da nhạy cảm của thai phụ.
Viêm da bọng nước
Vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ có thể mẹ bầu sẽ cảm thấy ngứa ngáy tay chân do viêm da bọng nước. Trên da xuất hiện những mảng mề đay, mọc ở quanh rốn, đùi. Sau đó, cũng dần lan đến vùng lưng, bàn tay, bàn chân… Ngoài những nguyên nhân này, bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở tay chân cũng có thể là do tình trạng ứ mật trong gan. Mật không lưu thông bình thường trong các ống nhỏ của gan, muối mật tích tụ ở da và gây ngứa. Kèm theo là các tình trạng chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, nếu ứ mật nhiều có thể gây ra vàng da. Ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
Đôi khi ngứa cũng do tăng cân nhanh mà ra. Tăng cân nhanh và tập chung ở phần mông, đùi, ngực sẽ làm cho da bị rạn cùng với việc ra nhiều mồ hôi cũng gây ra tình trạng ngứa da.
Bà bầu bị ngứa ở tay chân phải làm sao?
Phần lớn những trường hợp bị ngứa khi mang thai đều không có vấn đề gì nghiêm trọng. Có thể làm giảm bớt bằng việc dùng thuốc bôi ngoài da. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng không nên gãi nhiều. Bởi việc gãi ngứa sẽ khiến da bị tổn thương, kích thích gây ngứa hơn. Thậm chí có thể gây bội nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó để hạn chế những cơn ngứa, bạn hãy dùng một chiếc khăn mát, túi chườm mát hoặc một chiếc khăn ấm chườm lên vùng da bị ngứa.
Đồng thời, mỗi ngày cần vệ sinh thân thể thật sạch sẽ. Hãy thường xuyên tắm bằng nước ấm. Dùng sữa tắm phù hợp để không làm khô da. Sau khi tắm xong thì sử dụng thêm kem dưỡng ẩm. Bởi tắm xong da dễ bị mất nước, khô sẽ gây ngứa. Do đó, khi tắm bạn không nên ngâm trong nước tắm lâu. Cũng nên tránh các loại sữa tắm hay xà bông có độ PH cao dễ gây kích thích da.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cần chú ý thêm về:
Mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi
Nếu mồ hôi không được thấm hút thì cũng sẽ gây nên tình trạng ngứa ngáy trên da. Do đó, mẹ bầu nên mặc quần áo thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi, tránh những nơi nắng nóng oi bức để hạn chế ra mồ hôi. Ngoài ra nên tránh những nơi nhiều bụi bẩn có chứa tác nhân gây dị ứng, ngứa. Đồng luôn cần tẩy tế bào chết thường xuyên cho da để loại bỏ sạch sẽ các tác nhân gây mụn, ngứa trên da.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Muốn có làn da khỏe mạnh, không bị vi khuẩn tấn công, hết ngứa ngáy thì cần phải được nuôi dưỡng từ bên trong. Do đó, không chỉ dưỡng bên ngoài, các mẹ bầu còn phải chú ý bổ sung dinh dưỡng thông qua chế độ ăn hàng ngày. Theo đó, bạn cần bổ sung thực phẩm giàu selen cho da từ cá hồng, cá tuyết, cá bơn, cá ngừ, cá hồi... Bởi selen là một khoáng chất giúp bảo vệ làn da khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Bên cạnh đó hãy ăn nhiều các loại quả chứa nhiều chất chống oxy hóa để giúp làm chậm và ngăn ngừa tác hại của các gốc tự do.
Đặc biệt, cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, C, E… giúp bảo vệ collagen và elastin của da trước tác hại của ánh nắng mặt trời. Ngăn chặn phản ứng viêm, giảm nhẹ các tổn thương da và bảo vệ da trước tác động của môi trường.
Uống nhiều nước sẽ giúp da khỏe đẹp hơn
Nước đóng vai trò quan trọng với làn da. Một khi thiếu nước niêm mạc của bạn sẽ bị khô và nứt nẻ. Do đó, khi mang thai bạn nên uống khoảng 1,5 lít nước mỗi ngày. Khi cơ thể được bổ sung đủ nước thì có thể giúp loại bỏ độc tố khỏi da và thu nhỏ lỗ chân lông, ít bị tắc nghẽn và gây ra mụn. Bên cạnh đó, mẹ cũng hãy dành thời gian mỗi ngày để đi bộ hoặc tập các bài tập nhẹ nhàng, thư giãn. Khi cơ thể được vận động sẽ giúp tinh thần sảng khoái, sẽ làm tăng hormone endorphin, giấc ngủ được trọn vẹn sâu giấc, tạo điều kiện để làn da tái tạo và trẻ hóa, làm giảm hiệu quả tình trạng ngứa ngáy.
>>> Xem thêm:
- Bà bầu bị sổ mũi phải làm sao để mau hết?
- Cách khắc phục tình trạng bà bầu bị đau hông trái
Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa ở bà bầu mà kèm theo một số dấu hiệu như vàng da, rối loạn tiêu hóa, phát ban và sốt… Đây là một số dấu hiệu cảnh báo bệnh lý cần tới khám. Lúc này mẹ cũng đừng lo lắng quá chỉ cần tuân theo chỉ định điều trị theo chỉ định của bác sĩ là được. Tình trạng ngứa ngáy, tế bào da bị tổn thương sẽ nhanh chóng được khắc phục. Các nguyên nhân gây ra cũng được chữa trị hiệu quả và tăng cường hàng rào bảo vệ làn da trước các tác nhân gây hại.
Hy vọng qua những thông tin trên đây đã giúp các bạn biết được bà bầu bị ngứa ở tay chân nguyên nhân do đâu? Cũng như các biện pháp khắc phục hiệu quả. Để luôn có làn da đẹp, tươi tắn nhất trong suốt thời kỳ mang thai.