Trầm cảm sau sinh là tình trạng mà bất cứ mẹ nào cũng có thể gặp phải sau sinh em bé. Nếu không có sự hiểu biết đúng đắn có thể sẽ gây ra tác động vô cùng tiêu cực tới cả hai mẹ con và cả gia đình. Vì vậy, các chị em cần ý thức rõ về trầm cảm sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh và tự chữa trị để chăm sóc tốt nhất cho bản thân và các bé yêu nhé.
- Những bệnh lý thường gặp phụ nữ khi mang thai cần biết
- Đọc vị nhanh chóng những dấu hiệu thai đã vào tử cung
Trầm cảm sau sinh là trạng thái rối loạn tâm thần mà các mẹ rất dễ gặp phải. Nó diễn ra âm thầm và từ từ, nhiều khi đến lúc bị nặng quá các mẹ mới nhận ra được là mình bị trầm cảm sau sinh. Nó ảnh hưởng khá nhiều đến tinh thần, trạng thái cảm xúc và sức khỏe của các mẹ cũng như là mối quan hệ giữa hai mẹ con. Vì vậy, các chị em đã, đang và chuẩn bị sinh em bé đừng coi thường vấn đề này, mà hơn ai hết, chính các chị em phải nắm rõ trầm cảm sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh và tự chữa trị để chăm sóc bản thân và bé yêu được tốt nhất nhé.
Tìm hiểu Trầm cảm sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh và tự chữa trị
1. Dấu hiệu trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh thường gặp ở 10-13% các mẹ. Ảnh: Internet
Trầm cảm sau sinh thường ban đầu nó không rõ ràng và bộc lộ mạnh mẽ như triệu chứng của "Baby Blues" - Trạng thái mà 80% các mẹ thường gặp do sự thay đổi hóc môn, nhất là trong những ngày đầu mới sinh em bé, khiến các mẹ khóc lóc và ủ rũ, có thể kéo dài trong một đến hai tuần đầu sau sinh. Trầm cảm sau sinh thường đi kèm với những trạng thái chán nản, có thể xảy ra ngay cả trong thời kỳ mang thai và sau đó, với những biểu hiện cụ thể sau đây:
- Rối loạn ăn uống: Các mẹ có thể không ăn trong hai ngày vì không có cảm giác đói bụng hoặc ăn không ngừng nghỉ.
- Các mẹ có thể hoặc là ngủ li bì hoặc là không thể ngủ dù rất buồn ngủ.
- Lo lắng thường trực: Các mẹ luôn có một nỗi sợ hãi, bất an vô định và không thể nào thoát được nỗi lo lắng đó.
- Cảm giác tội lỗi và xấu hổ: Các chị em sẽ có cảm giác rằng mình đang "làm sai điều này", rằng bản thân là một người mẹ tồi tệ.
- Cảm giác khó chịu, bức bối: Luôn có những suy nghĩ không thể kiểm soát được về sự nguy hiểm đến với em bé.
- Luôn cảm thấy mình không phải là chính mình.
- Xuất hiện những cảm giác tiêu cực về em bé, không yêu thương, muốn làm hại em bé.
- Nặng hơn có thể có những suy nghĩ tiêu cực, chán nản muốn tự sát.
Các triệu chứng của trầm cảm sau sinh này thường xuất hiện trong ba tháng đầu, và lên tới cao điểm khi bước vào tháng thứ tư. Nếu không kịp thời chữa trị, nó sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến chính bản thân sức khỏe và tâm lý người mẹ, mối quan hệ giữa mẹ và các bé cũng như với những người thân trong gia đình.
Nếu các mẹ bị trầm cảm sau sinh kéo dài, không được chữa trị kịp thời, thì không chỉ mối quan hệ gắn kết của mẹ và bé bị mờ nhạt mà tỉ lệ ly hôn sau sinh cũng đang dần tăng cao. Có thể thấy trầm cảm sau sinh là một chứng bệnh gia đình. Cả đàn ông cũng có thể sẽ mắc phải căn bệnh này.
2. Nguyên nhân trầm cảm sau sinh
Nguyên nhân đầu tiên của trầm cảm sau sinh chính là do sự thay đổi đột ngột nồng độ hóc môn trong máu, do sau khi sinh bé xong, cơ thể báo hiệu ngay sự thay đổi, và từ đó giảm ngay đi lượng estrogen và progesterone, hóc môn tuyến giáp thyroid cũng giảm nhanh chóng khiến cơ thể mệt mỏi, gặp phải trầm cảm khi phải thích ứng với sự thay đổi. Ảnh hưởng hóc môn đến tâm trạng, cảm xúc và trạng thái tinh thần của các mẹ sau sinh khá mạnh mẽ.
Thay đổi hóc môn khiến mẹ bị rối loạn tâm lý nhẹ, là căn nguyên khởi đầu của trầm cảm sau sinh. Ảnh: Internet
Ngoài ra, sau khi sinh con thành công, sự thay đổi về cơ thể sồ sề, làn da, vóc dáng cũng như những đau đớn trong quá trình mang thai và sinh em bé khiến các mẹ tự ti, để ý, cảm thấy bản thân mình xấu xí hơn ngày xưa rất nhiều.
Hơn nữa, tâm lý, thói quen sống của các mẹ cũng phải thay đổi nhiều, nhất là với các mẹ làm mẹ lần đầu, phải thức khuya, nhiều bỡ ngỡ, lo lắng và nhiều điều không biết cũng khiến các mẹ áp lực nặng nề, bị chính suy nghĩ về trách nhiệm làm mẹ của mình phải tốt khiến các mẹ phải suy nghĩ nhiều.
Khi các mẹ bị áp lực tinh thần dài lâu sẽ khiến bản thân khó có thể giải tỏa, và có thể giải tỏa bằng cách tiêu cực gắt gỏng với chồng và người thân, nếu bạn đời và mọi người không hiểu mà phản ứng lại, động viên càng sẽ khiến mẹ sau sinh không thoải mái được tinh thần và khiến căn bệnh trầm cảm ngày càng tích tụ, nặng nề và nặng hơn.
3. Điều trị trầm cảm sau sinh
Nếu các chị em đang nghĩ rằng mình mắc phải trầm cảm sau sinh thì một trong những điều quan trọng nhất mà các chị em có thể làm là tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn đời, bố mẹ, và đình và người thân, để biết rõ được rằng bản thân mình không cô đơn trong cuộc chiến này và sẽ có sự giúp đỡ từ những người thân yêu bên cạnh.
Sau khi đã đảm bảo đã có được sự động viên tinh thần lớn lao, vững chắc và vô điều kiện của gia đình bên cạnh thì bước tiếp theo là các mẹ nên tiếp nhận tư vấn và điều trị như sau:
- Uống thuốc: Nhiều phụ nữ bị trầm cảm sau sinh tìm thấy sự hỗ trợ đáng kể từ thuốc chống trầm cảm. Với các mẹ đang cho con bú thì nên nói chuyện với bác sĩ để bác sĩ đưa ra danh sách thuốc chống trầm cảm tốt nhất với hoàn cảnh, tình trạng của các mẹ.
- Tư vấn và điều trị nhóm: Các chuyên gia tư vấn có thể giúp các mẹ giải quyết các triệu chứng cụ thể bằng kỹ thuật thư giãn, giải tỏa lo lắng, và những suy nghĩ tiêu cực.
- Thiết lập một hệ thống hỗ trợ: Tìm kiếm sự trợ giúp từ bạn bè, đặc biệt là những bà mẹ mới khác đồng cảm với những gì mà bản thân các mẹ đang trải qua.
- Cải thiện dinh dưỡng và ngủ đủ giấc có thể làm giảm các triệu chứng, giúp các mẹ thư giãn và thoải mái nhất về tinh thần và thể chất.
4. Phòng tránh trầm cảm sau sinh
Nhìn chung, trầm cảm sau sinh bình thường đều rất nhẹ, đầu tiên là rối loạn tâm lý nên các mẹ ngay cả trong khi đang mang thai đều tự điều chỉnh tâm trạng, thư giãn và thả lỏng, không để căng thẳng và suy nghĩ quá nhiều về việc phải làm mẹ như thế nào cho tốt, phải thay đổi lối sống bản thân hay để những lo lắng quấn quanh bản thân quá lâu, làm mẹ là một bản năng, tự nhiên mọi chuyện đều sẽ thành thạo hết cả thôi.
Các mẹ tự giải tỏa bản thân, không để tâm lý nặng nề căng thẳng là cách trị trầm cảm sau sinh hiệu quả nhất. Ảnh: Internet
Thay vào đó, các mẹ hãy dành thời gian nghe nhạc, giải trí, xem phim, tham gia các diễn đàn của các mẹ để cùng chia sẻ và tâm sự, kết thêm nhiều bạn mới.
Cùng đừng quên tâm sự và luôn chỉa sẻ mọi điều với gia đình, bạn đời nữa nhé, họ luôn là chỗ dựa vững chắc, có tình yêu thương dành cho các mẹ vô điều kiện.
Kể cả sau khi sinh con xong, dù bận rộn và mệt mỏi với việc chăm các bé, các mẹ cũng đừng quên dành 1, 2 tiếng để tự yêu bản thân, làm đẹp, massage thư giãn, giải tỏa mệt mỏi, cũng như được nghỉ ngơi ngủ nghỉ đầy đủ, tránh xa được nỗi chán chường, hay những cơn đau đầu sau sinh hành hạ nhé.
Đừng quên các bài tập vận động thể dục hàng ngày, sẽ giúp cơ thể mẹ nhanh nhẹn, hoạt bát và phấn chấn hơn nhiều, giảm stress khá hiệu quả nữa.
Hy vọng qua bài viết này, các mẹ đã có cái nhìn toàn vẹn và đầy đủ về Trầm cảm sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh và tự chữa trị. Chúc các mẹ không gặp phải tình trạng này là tốt nhất, nếu không may mắc phải thì cũng sẽ mạnh mẽ vượt qua và có được những giây phút vui vẻ, thoải mái nhất bên bé yêu và gia đình nhé.