Tiền sản giật khi mang thai là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Mẹ bầu 19/01/2018 14:06

Tiền sản giật là căn bệnh rất nguy hiểm với các mẹ bầu khi đang mang thai. Vậy tiền sản giật khi mang thai là gì: Nguyên nhân, Dấu hiệu và cách điều trị tiền sản giật ra sao?

Khi mang bầu, các bà mẹ phải đối mặt với nhiều loại bệnh khác nhau, có những bệnh đặc biệt nguy hiểm. Một trong những nỗi lo lớn nhất của bà bầu là chứng tiền sản giật. Vậy tiền sản giật khi mang thai là gì: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị như thế nào. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sau đây nhé.

Tìm hiểu tiền sản giật khi mang thai là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

1. Tiền sản giật khi mang thai là gì?

Tiền sản giật là bệnh lý biến chứng do nhiễm độc thai nghén gây ra. Tiền sản giật phát triển từ tuần 20 của thai kì trở đi. Có tới 5 – 8% phụ nữ mang thai có thể mắc chứng tiền sản giật. Với phụ nữ mang thai lần đầu, tỉ lệ có thể lên tới 10%.

Tiền sản giật là căn bệnh nguy hiểm, dễ xảy ra và diễn biến rất nhanh
Tiền sản giật là căn bệnh nguy hiểm, dễ xảy ra và diễn biến rất nhanh. Ảnh: Internet

Bình thường, thai nhi phát triển trong tử cung và được nuôi dưỡng qua nhau thai. Nhau thai có vai trò trao đổi chất chất dinh dưỡng từ máu của mẹ sang thai nhi. Đồng thời với đó, nhau thai có các gai nhau cắm sâu vào niêm mạc tử cung của người mẹ để lấy nguồn cung cấp máu có oxy và trả lại máu CO2. Trong một số trường hợp đặc biệt, cơ thể người mẹ lại coi nhau thai là vật thể lạ và có những phản ứng tiêu cực. Chính những phản ứng tiêu cực của người mẹ gây ra bệnh lý tiền sản giật.

Bệnh lý tiền sản giật rất nguy hiểm, có thể khiến cho người mẹ bị tổn thương gan, thận, băng huyết, co giật khi chuyển dạ, làm cho thai nhi chậm phát triển, suy thai, thậm chí chết lưu.

Do vậy cần phải hiểu biết thật rõ tiền sản giật khi mang thai là gì: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị.

2. Triệu chứng của tiền sản giật

Bệnh lý tiền sản giật có những triệu chứng đặc trưng như sau:

  • Huyết áp tăng cao, huyết áp tối đa > 140mmHg, huyết áp tối thiểu > 90mmHg
  • Lượng acid uric trong nước tiểu cao (thừa đạm trong nước tiểu, đạm > 0,3g/l)
  • Sưng phù thấy rõ ở bàn tay, chân và bàn chân
  • Giảm thị lực, mờ mắt và nhạy cảm với ánh sáng
  • Tăng cân đột ngột (> 2Kg/tuần)
  • Bị đau dữ dội ở vùng bụng trên
  • Đau đầu dai dẳng, kèm buồn nôn và có thể bị nôn
  • Có các cơn co giật rõ ràng. Các cơn co giật được mô tả như sau: Ban đầu chỉ rung rung ở mặt, sau đó co cứng toàn thân do co cơ. Sau 15 – 20 giây, hàm mở ra và khép lại rất mạnh mí mắt bị giật liên tục. Các cơ mặt và các cơ liên quan co, giãn rất nhanh trong thời gian ngắn. Phản ứng của người mẹ có thể bị ngã, cắn vào lưỡi do không điều khiển được cơ hàm. Cơn co giật kéo dài trong khoảng 1 phút. Sau cơn co giật, người mẹ có thể bị bất động, ngừng thở, thậm chí hôn mê. Người mẹ sẽ không thể nhớ được các cơn co giật như thế nào và các sự kiện trước và sau cơn co giật.

3. Nguyên nhân gây ra tiền sản giật

Các nguyên nhân chính có thể gây ra tiền sản giật như sau:

  • Mang đa thai: Do lượng dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi quá lớn (nhiều thai), cơ thể người mẹ không đủ đáp ứng, và bị ngộ độc do chính các chất thải từ các thai gây ra.
  • Mang thai con đầu lòng
  • Người mẹ có tiền sử cao huyết áp
  • Người mẹ bị tiểu đường hoặc có bệnh lý về thận
  • Người mẹ mang thai khi đã lớn tuổi (> 40 tuổi)
  • Người mẹ bị thừa cân hoặc béo phì
  • Bệnh lý tiền sản giật di truyền hoặc có tiền sử gia đình (Tức người mẹ đã có người thân trực tiếp như mẹ, chị, em gái đã bị tiền sản giật)
  • Bệnh lý về răng miệng được cho là có liên quan
  • Dinh dưỡng trong thai kì nghèo nàn
  • Người mẹ có một số bệnh lý về máu: máu khó đông

4. Hậu quả và biến chứng của tiền sản giật

Tiền sản giật cần có sự theo dõi sát sao của bác sĩ phòng trường hợp xấu xảy ra
Tiền sản giật cần có sự theo dõi sát sao của bác sĩ phòng trường hợp xấu xảy ra. Ảnh: Internet

Trong các ca nhẹ, tiền sản giật hoàn toàn có thể điều trị bình thường mà không ảnh hưởng tới mẹ và bé. Nhưng với các ca nặng thì nguy cơ về biến chứng rất cao. Các biến chứng có thể là:

  • Thiếu lưu lượng máu tới nhau thai: Đây là hệ quả ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Khi lưu lượng máu giảm, nhau thai sẽ không nhận đủ máu, cũng như không thể đẩy được các chất độc từ thai nhi ra ngoài. Do vậy, thai sẽ nhận ít oxy và chất dinh dưỡng hơn, và tích tụ nhiều chất độc hơn. Điều này khiến cho thai chậm phát triển, suy dinh dưỡng, suy thai, sinh non, khó thở. Tai hại nhất là khiến cho thai bị chết lưu
  • Bong nhau thai: Là trường hợp nhau thai bị tách khỏi thành trong tử cung trước khi sinh. Biến chứng này đặc biệt nguy hiểm do có thể gây ra chảy máu nặng, băng huyết, không cầm máu được. Biến chứng này đe dọa tới tính mạng của cả bà mẹ lẫn thai nhi.
  • Hội chứng HELLP: HELLP – là hội chứng tán huyết (sự phá hủy của các tế bào máu đỏ), men gan tăng cao và số lượng tiểu cầu thấp – hội chứng này đe dọa tính mạng cho cả mẹ và bé. Các triệu chứng của hội chứng HELL bao gồm buồn nôn và nôn, đau đầu và đau bụng trên bên phải. Hội chứng HELLP là đặc biệt nguy hiểm bởi vì nó có thể xảy ra trước khi có dấu hiệu hoặc triệu chứng tiền sản giật xuất hiện.
  • Sản giật: Khi tiền sản giật không được kiểm soát, sản giật sẽ là biến chứng cấp tính của tiền sản giật mà biểu hiện lâm sàng bằng những cơn co giật liên tục rồi kết thúc bằng hôn mê. Nếu không điều trị kịp thời sản phụ có thể co giật liên tiếp cho đến khi chết.
  • Bệnh tim mạch: Tiền sản giật có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch trong tương lai.

5. Điều trị và phòng ngừa tiền sản giật khi mang thai

Trong trường hợp các ca nhẹ, các bà bầu có thể tự theo dõi và điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Phương pháp điều trị chủ yếu là thay đổi chế độ ăn uống phù hợp, giải tỏa căng thẳng cho bà mẹ và đi kèm là một số liều thuốc ổn định huyết áp và tăng cường chức năng gan, thận. Các thuốc này cần xem xét kĩ nếu có ảnh hưởng tới thai nhi.

Với các ca nặng và rất nặng thì việc chấm dứt thai kì hợp lý là việc bắt buộc. Cố gắng đảm bảo được sự sinh tồn của thai nhi (phần lớn các trường hợp) trước khi sinh. Việc sinh non trước khi xảy ra biến chứng là tốt nhất cho cả người mẹ và thai nhi. Người mẹ có thể được kích thích chuyển dạ trong một vài ngày và mổ đẻ là cần thiết cho người mẹ bị tiền sản giật nặng. Còn trong trường hợp tiên lượng xấu và rất xấu thì bắt buộc ưu tiên tính mạng của người mẹ.

Cách tốt nhất để phòng ngừa tiền sản giật – sản giật là phải làm tốt công tác dự phòng cho bà mẹ. Biện pháp tốt nhất là quản lý thai kì một cách chặt chẽ. Khi đã phát hiện các triệu chứng sớm của tiền sản giật (đặc biệt là với những người có nguy cơ cao), cần có biện pháp can thiệp kịp thời.

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu được Tiền sản giật khi mang thai là gì: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị. Biết thêm điều này, các bà bầu sẽ chuẩn bị được tâm lý và biết cách điều trị kịp thời. Chúc các bà bầu có một thai kì thật khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông nhé.

Mẹ bầu mới mang thai có được ăn thịt chó không?

Nhiều mẹ bầu thèm ăn thịt chó nhưng có thông tin nói rằng ăn thịt chó không tốt, khiến con sinh ra dễ bị mụn nhọt, chàm đen nên khiến các mẹ băn khoăn. Vậy thực hư thông tin này là thế nào? Mới mang thai có được ăn thịt chó hay không? sẽ được giải đáp chi tiết trong bài nhé.

TIN MỚI NHẤT