Thiếu máu khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Mẹ bầu 22/01/2018 09:20

Thiếu máu khi mang thai là tình huống mà bất cứ mẹ bầu nào cũng có thể gặp trong suốt thai kỳ. Vậy thiếu máu khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị như thế nào là tốt nhất mời các bạn cùng tham khảo trong bài viết chi tiết dưới đây nhé.

Thiếu máu khi mang thai có thể sẽ khiến nhiều mẹ cảm thấy mệt mỏi và yếu đuối. Nếu không được cải thiện và điều trị sớm thật sự có thể dẫn đến tình trạng sinh non. Do đó, tình trạng thiếu máu khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị là điều mà cả gia đình cần nắm vững. Và thật may khi hầu như tất cả thông tin đầy đủ về thiếu máu khi mang thai đều được trình bày rõ ràng và chi tiết trong bài rồi. Mời các mẹ và cả gia đình cùng tham khảo để có những thông tin hữu ích nhất chăm sóc bản thân và các bé nhé. 

Tìm hiểu thiếu máu khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
1. Dấu hiệu thiếu máu khi mang thai

Về tình trạng thiếu máu, nhất là khi thiếu máu nhẹ thì hầu như các mẹ không có dấu hiệu nào đặc biệt, thường chỉ là cảm giác mệt mỏi, người yếu và chóng mặt. Mà các dấu hiệu này thì không rõ ràng và cũng thể căn cứ vào đấy mà kết luận rằng các mẹ bầu đang bị thiếu máu được. Chỉ có thông qua xét nghiệm tỉ lệ hồng cầu trong huyết tương và xét nghiệm số gram hemoglobin trong máu bác sĩ mới có thể kết luận chính xác được rằng các mẹ có bị thiếu máu hay không.

Xét nghiệm máu để kết luận chính xác nhất về tình trạng thiếu máu khi mang thai
Xét nghiệm máu để kết luận chính xác nhất về tình trạng thiếu máu khi mang thai. Ảnh: Internet

Trong một số trường hiệu thiếu máu nặng thì các mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy tim đập nhanh, thở gấp, khó tập trung lầm việc, người xanh xao (rõ ràng nhất ở môi, đầu ngón tay hay mi mắt) và có cảm giác thèm ăn những thứ khác lạ thì nên đi khám bác sĩ để điều trị nhanh và sớm nhất. 

2. Nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai 

Thực ra có khá nhiều nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai. Bao gồm các:

  • Thiếu máu do thiếu sắt: Loại thiếu máu này xảy ra khi cơ thể không có đủ chất sắt để tạo ra đủ lượng hemoglobin. Đó là một protein trong hồng cầu, có nhiệm vụ mang oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể. Khi thiếu máu do cơ thể thiếu sắt, máu sẽ không thể mang đủ oxy đến các mô khắp cơ thể. Và thiếu sắt là nguyên nhân gây thiếu máu phổ biến nhất trong thai kỳ.
  • Thiếu máu do cơ thể thiếu folate: Folate là vitamin B tự nhiên trong một số loại thực phẩm như rau xanh. Khi mang thai, cần nhiều máu hơn để nuôi cả cơ thể mẹ và bé, do đó càng cần folate để sản xuất tế bào mới, các tế bào hồng cầu khoẻ mạnh nhưng đôi khi cơ thể mẹ không nhận được đủ từ chế độ ăn uống của họ. Khi điều đó xảy ra, cơ thể không thể tạo đủ tế bào hồng cầu bình thường để vận chuyển oxy đến các mô khắp cơ thể. Các mẹ thường bổ sung folate dưới dạng axit folic. Khi thiếu máu do thiếu folate có thể trực tiếp góp phần vào một số loại dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như bất thường ống thần kinh (spina bifida) và cân nặng các bé khi sinh ra thấp.
  • Thiếu hụt vitamin B12: Cơ thể mẹ khi mang thai đặc biệt cần vitamin B12 để hình thành các tế bào hồng cầu khoẻ mạnh. Khi một phụ nữ mang thai không có đủ vitamin B12 từ chế độ ăn uống của mình, cơ thể không thể sản xuất đủ hồng huyết cầu khỏe mạnh. Nhất là với các mẹ không ăn thịt, gia cầm, sản phẩm sữa và trứng có nguy cơ cao bị thiếu vitamin B12 rất cao, có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như dị tật ống thần kinh, và có thể dẫn đến chuyển dạ và sinh non.

3. Những yếu tố làm tăng tình trạng thiếu máu khi mang thai

Tất cả phụ nữ mang thai đều có nguy cơ bị thiếu máu. Đó là vì họ cần nhiều sắt và axit folic hơn bình thường. Nhưng nguy cơ cao hơn nếu bạn:

  • Đang mang thai đa thai (nhiều hơn một đứa trẻ)
  • Có hai lần mang thai gần nhau
  • Nôn nhiều vì ốm nghén
  • Mang thai khi độ tuổi còn nhỏ
  • Không ăn đủ thức ăn giàu chất sắt
  • Đang gặp phải thiếu máu trước khi bạn mang thai 

4. Tác động tiêu cực của thiếu máu khi mang thai 

  • Thiếu máu thiếu sắt nghiêm trọng trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh: Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân, em bé dễ bị thiếu máu và chậm phát triển. Bản thân người mẹ thì dễ mắc phải trầm cảm sau sinh. 
  • Sự thiếu hụt folate không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh: Thai nhi sinh non hoặc thai nhi thấp bé, không phát triển đủ về chiều cao và cân nặng. Các bé dễ mặc phải các khuyết tật bẩm sinh nghiêm trọng về cột sống hoặc não (khuyết tật ống thần kinh)
  • Thiếu vitamin B12 chưa được điều trị cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu thần kinh cho cả hai mẹ con.

5. Điều trị thiếu máu khi mang thai

Nếu bạn thiếu máu trong thời kỳ mang thai của bạn, bạn có thể cần phải bắt đầu bổ sung sắt và bổ sung axit folic ngoài vitamin qua các viên nén dạng uống hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ cũng có thể đề nghị thêm nhiều thực phẩm có hàm lượng sắt và axit folic cao vào chế độ ăn uống của bạn để cải thiện tình trạng thiếu máu toàn diện hơn. 

Hơn nữa, trong suốt thai kỳ, các chị em cần làm các xét nghiệm máu theo từng khoảng thời gian cụ thể để bác sĩ có thể kiểm tra xem mức hemoglobin và hematocrit của bạn đang ở mức độ nào chính xác nhất.

Để điều trị thiếu hụt vitamin B12, bác sĩ có thể khuyên bạn nên bổ sung vitamin B12 và sử dụng nhiều thực phẩm động vật hơn trong chế độ ăn uống của bạn, chẳng hạn như thịt, trứng, sản phẩm từ sữa. 

Ngoài ra, bạn có thể tìm đến các nhà nghiên cứu huyết học hoặc một bác sĩ chuyên về bệnh thiếu máu để các chuyên gia này có thể theo dõi và kiểm soát tình trạng thiếu máu của bạn trong suốt thai kỳ.

6. Thiếu máu khi mang thai nên ăn gì?

Nên ăn gì để tránh tình trạng thiếu máu khi mang thai
Nên ăn gì để tránh tình trạng thiếu máu khi mang thai. Ảnh: Internet

Để ngăn ngừa thiếu máu trong thời gian mang thai, hãy đảm bảo các chị em có đủ chất sắt. Ăn các bữa ăn cân bằng và bổ sung nhiều chất có nhiều chất sắt trong chế độ ăn uống hàng ngày của bản thân. Mục tiêu ít nhất ba bữa mỗi ngày cho các loại thực phẩm giàu chất sắt như:

  • Thịt nạc đỏ, thịt gia cầm và cá
  • Rau lá xanh đậm (như rau bina, bông cải xanh, và cải xoăn)
  • Ngũ cốc và ngũ cốc làm giàu sắt
  • Đậu, đậu lăng, và đậu phụ
  • Các loại hạt
  • Trứng

Tăng cường bổ sung các thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao có thể giúp cơ thể hấp thụ sắt. Bao gồm:

  • Trái cây và nước ép cam quýt
  • Dâu tây
  • Trái kiwi
  • Cà chua
  • Ớt chuông

Hãy thử ăn những thực phẩm đó vào cùng một thời điểm mà bạn ăn thực phẩm giàu chất sắt. Ví dụ, các mẹ có thể uống một cốc nước cam và ăn ngũ cốc có bổ sung chất sắt cho bữa sáng.

Ngoài ra, hãy chọn thực phẩm giàu chất folate để giúp ngăn ngừa thiếu folate. Bao gồm:

  • Lá rau xanh
  • Trái cây và nước ép cam quýt
  • Hạt đậu khô
  • Bánh mì và ngũ cốc được bổ sung axit folic
  • Làm theo hướng dẫn của bác sĩ về việc uống vitamin trước khi sinh có chứa đủ lượng sắt và axit folic.

Đặc biệt với những mẹ nào ăn chay thì càng nên gặp và nói chuyện với bác sĩ để có thể bổ sung vitamin B12 kịp thời, tránh tình trạng thiếu máu khi mang thai nhé. 

Hy vọng, những thông tin về thiếu máu khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị được trình bày cụ thể trên đây có thể giúp ích được nhiều cho các mẹ cũng như gia đình. Chúc các chị em có một thai kỳ khỏe mạnh và đón chào những thiên thần nhỏ xinh thật bụ bẫm, đáng yêu trong niềm hân hoan của cả gia đình nhé.

Tiền sản giật khi mang thai là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Tiền sản giật là căn bệnh rất nguy hiểm với các mẹ bầu khi đang mang thai. Vậy tiền sản giật khi mang thai là gì: Nguyên nhân, Dấu hiệu và cách điều trị tiền sản giật ra sao?

TIN MỚI NHẤT