Thông thường bà bầu uống sữa sẽ mang đến nguồn dinh dưỡng cao để giúp mẹ và con khỏe mạnh trong suốt thời gian thai kỳ. Tuy nhiên, bà bầu thuộc nhóm đối tượng sau đây không nên uống sữa vì sẽ làm phản tác dụng, gây nguy hiểm.
- 3 tín hiệu cho thấy thai nhi kém phát triển, mẹ không nên chủ quan cần đến bệnh viện kiểm tra ngay
- Nếu không muốn ‘mắt mờ, chân chậm’, trong thời gian ở cữ mẹ cần tuyệt đối tránh xa những điều cấm kỵ này
Mẹ bầu có tiền sử loét đường tiêu hóa
Sữa có thể giảm bớt sự kích thích của axit dạ dày trên bề mặt vết loét. Tuy nhiên, uống sữa thường xuyên sẽ kích thích tiết axit dạ dày và ruột khiến bệnh nặng hơn.
Vì vậy, mẹ bầu có tiền sử bệnh này nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết khác có thể thay thế sữa trong thời gian thai nghén nhé.
Bà bầu bị thiếu máu do thiếu sắt
Đây là một trong những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Trong trường hợp này, mẹ bầu cần uống viên sắt hoặc bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt. Nếu mẹ bầu vừa uống sắt vừa uống sữa thì canxi trong sữa và sắt sẽ kết hợp với nhau tạo thành muối không hòa tan khiến cơ thể không thể hấp thụ sắt. Nếu muốn uống sữa, mẹ bầu có thể uống trước hoặc sau khi uống sắt khoảng 2 giờ đồng hồ. Tuyệt đối không uống cả 2 cùng lúc.
Mẹ bầu bị viêm túi mật và tuyến tụy
Cơ thể cần sự tham gia của enzyme lipase do mật và tụy tiết ra để tiêu hóa và hấp thụ chất béo trong sữa. Trong trường hợp mẹ bầu bị hai chứng bệnh trên mà vẫn duy trì uống sữa thường xuyên thì sẽ vô tình gây áp lực lên túi mật và tụy, khiến bệnh chuyển biến xấu hơn.
Nếu bạn nằm trong nhóm những mẹ bầu như trên thì không cần quá lo lắng. Đối với mẹ bầu, sữa không phải là nguồn cung cấp dưỡng chất duy nhất. Nếu không thể uống sữa, mẹ bầu có thể bổ sung những loại vitamin và khoáng chất có trong sữa bằng những loại thực phẩm thay thế sữa như sữa chua, sữa đậu nành, hải sản, rau xanh,… Ngoài ra có rất nhiều loại trái cây, các loại hạt có chứa dinh dưỡng, giàu canxi rất tốt cho mẹ bầu.