Nghiên cứu cho thấy cha mẹ bị phân biệt đối xử khi mang thai ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ.
- Trẻ sơ sinh mất bao lâu để hiểu được thế giới xung quanh?
- Chị em sau sinh "lúc nhớ khi quên" là do "teo não" trong thời kỳ mang thai: Có bằng chứng khoa học rõ ràng!
Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Yale và Đại học Columbia công bố vào ngày 27/11 (giờ địa phương) rằng căng thẳng khi mang thai do sự phân biệt đối xử hoặc sự thích nghi về văn hóa cũng có thể ảnh hưởng đến não bộ của trẻ.
Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng căng thẳng do phân biệt đối xử do chủng tộc hoặc nhập cư có thể ảnh hưởng đến não bộ của người trưởng thành và sự căng thẳng này cũng có thể gây hại cho thai nhi.
Kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Neuropsychopharmacology.
Nhóm nghiên cứu đã đánh giá sự phân biệt đối xử, sự thích ứng về văn hóa và mức độ căng thẳng thông qua khảo sát 165 phụ nữ. Hầu hết những người tham gia nghiên cứu là người gốc Tây Ban Nha và sống gần Washington Heights, New York, Mỹ. Nhóm nghiên cứu cũng tiến hành chụp MRI (cộng hưởng từ) để phân tích sự phát triển não bộ của 38 đứa trẻ do những người tham gia sinh ra.
Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy sự khác biệt so với bộ não điển hình trong hình ảnh não của những đứa trẻ có cha mẹ cho biết đã từng bị phân biệt đối xử khi mang thai. Con cái của cha mẹ bị phân biệt đối xử có khả năng kết nối yếu hơn giữa hạch hạnh nhân (amygdala) và vỏ não trước trán.
Hạch hạnh nhân là vùng não xử lý cảm xúc và được biết là rất dễ bị tổn thương trước căng thẳng trước khi sinh. Vỏ não trước trán chịu trách nhiệm về các khía cạnh lý trí như lý luận và ra quyết định, đồng thời đóng vai trò như một chiếc phanh đối với hạch hạnh nhân, nơi chịu trách nhiệm về cảm xúc.
Nhóm nghiên cứu cho biết: “Những đứa trẻ trải qua nghịch cảnh thời thơ ấu cũng có khả năng kết nối yếu giữa hạch hạnh nhân và vỏ não trước trán, và những đứa trẻ từng trải qua căng thẳng khi còn là bào thai cũng có mô hình phát triển não bộ tương tự. Cần phải điều tra các cơ chế sinh học về trải nghiệm của cha mẹ được truyền sang con cái.