Cùng tìm hiểu xem mẹ bầu cần phải làm gì khi bị đau răng nhé!
- Muốn nhanh chóng đậu thai, chị em cần tránh những điều này
- Đừng bỏ qua những loại quả giàu chất dinh dưỡng này dành cho mẹ mới sinh
Khi mang thai, cơ thể của người mẹ có rất nhiều thay đổi về nội tiết tố hay các hoocmon khiến mẹ bầu rất dễ mắc phải các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu. Hầu hết những người bị đau răng sẽ yêu cầu bác sĩ kê đơn thuốc chống viêm hoặc trực tiếp bôi thuốc để giảm đau. Nhưng phụ nữ mang thai không thể tùy tiện dùng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
Phụ nữ mang thai có được dùng thuốc chống viêm và giảm đau khi bị đau răng không?
Phụ nữ mang thai nhất là mang thai 3 tháng đầu không nên sử dụng thuốc chống viêm hoặc thuốc giảm đau để điều trị đau răng. Tuy nhiên, mẹ bầu bị đau răng có thể đến bệnh viện khám để tìm phương án điều trị. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tùy theo tình trạng thực tế của mẹ bầu sao cho đảm bảo và an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu đau răng khi mang thai
Ốm nghén: Các cơn ốm nghén khi mang thai có thể là nguyên nhân gây đau nhức răng nướu. Bởi khi mẹ bầu bị nghén sẽ có một lượng dịch vị axit dạ dày trào ngược lên khoang miệng. Chính chất axit này sẽ khiến răng miệng mẹ bầu bị ảnh hưởng, dẫn đến các bệnh lý sâu răng gây đau nhức răng.
Chế độ ăn uống: Mẹ bầu thường ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày và ăn uống nhiều các thực phẩm nhiều đường, tinh bột để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi. Lúc này, nếu không vệ sinh răng miệng thì rất dễ hình thành vi khuẩn gây hại trong khoang miệng gây ra các bệnh lý răng miệng gây đau răng.
Thiếu hụt canxi: Canxi là thành phần rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ bầu. Nếu bà bầu không hấp thụ đầu đủ lượng canxi cần thiết trong suốt thai kỳ thì sẽ khiến răng thiếu hụt canxi do cơ thể tự động lấy đi lượng canxi để lấp vào. Lúc này, răng sẽ yếu dần dễ bị vi khuẩn tấn công gây ra những cơn đau nhức răng miệng.
Mẹ bầu bị đau răng phải làm sao?
Chú ý vệ sinh răng miệng
Hầu hết khẩu vị của phụ nữ mang thai đều thay đổi và có xu hướng thích những món ăn quá cay, quá mặn và quá chua. Những thức ăn này nếu không được làm sạch kịp thời sẽ tích tụ quanh răng và “lên men”, lâu dần sẽ gây ra nhiều vấn đề về răng miệng như đau răng. Vì vậy, hàng ngày mẹ bầu vẫn phải tuân thủ thói quen súc miệng sau bữa ăn và đánh răng vào buổi sáng và tối.
Cách trị đau răng cho bà bầu tại nhà
Mang thai có thể khiến bạn phải thận trọng hơn về sức khỏe của mình và khi nói đến việc điều trị các vấn đề về răng miệng, mẹ bầu sẽ muốn thử một số cách trị đau răng cho bà bầu tại nhà với những thành phần từ thiên nhiên:
• Đinh hương (rosemary) là một trong những biện pháp hỗ trợ lý tưởng nhất để điều trị đau răng. Bạn có thể nhai một ít lá hoặc bôi dầu đinh hương lên răng bị ảnh hưởng và chờ cơn đau dịu dần
• Nhai rau chân vịt cũng sẽ hỗ trợ mẹ bầu giảm đau răng khi mang thai
• Nhai tỏi: Allicin có trong tỏi khá hiệu quả khi tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng. Ngoài ra, bà bầu ăn tỏi còn đem lại nhiều lợi ích khác nếu biết sử dụng đúng liều lượng
• Súc miệng bằng nước đun sôi từ lốt hoặc nhai trực tiếp lá lốt có thể giúp chữa đau răng khi mang thai, đây là một trong những mẹo dân gian khá hay mà bạn nên thử.
• Súc miệng với nước muối ấm: Bà bầu bị đau răng nên chải sạch răng sau đó súc miệng lại với hỗn hợp nước muối ấm, ngậm khoảng 30 giây. Muối giúp khử trùng, có thể dứt cơn đau tạm thời.
Trị đau răng cho bà bầu bằng thuốc
Khi đi khám, bạn cần cho nha sĩ biết mình đang mang thai. Điều này sẽ giúp bác sĩ đưa ra những cách chữa đau răng cho bà bầu phù hợp nhất. Mẹ bầu sẽ cần một đợt điều trị kháng sinh trong trường hợp bị nhiễm trùng nướu.Một số loại thuốc trị đau răng có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh và các biến chứng khác ở em bé. Do đó, nếu bị đau răng khi mang thai, bạn cần tránh tự ý dùng thuốc.