Khi mang thai bà bầu ăn gì để con tăng cân nhanh là một trong những vấn đề được nhiều bà mẹ quan tâm hàng đầu, giúp bé yêu đạt chỉ số lý tưởng cho sự phát triển khỏe mạnh sau khi chào đời. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho mẹ về vấn đề này nhé!
- Cha mẹ da ngăm, sinh con trắng như trứng gà bóc nhờ vào mẹ bầu uống loại nước này mỗi ngày
- Bà bầu ăn khoai mỡ được không? Những thông tin mẹ bầu cần biết về khoai mỡ
Chế dinh dưỡng trong thai kỳ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng của thai nhi. Bởi lúc này, cơ thể bé bắt đầu lưu trữ canxi, chất béo, phốt pho và các chất dinh dưỡng cần thiết khác, để chuẩn bị cho việc sau khi chào đời. Hơn nữa, ở giai đoạn những tháng cuối thai kỳ não bộ của thai nhi cũng phát triển một cách đáng kinh ngạc, các tế bào thần kinh và khớp thần kinh được sản sinh với tốc độ nhanh chóng, kết nối với nhau cung cấp cho bé những kỹ năng cần thiết như mút, nuốt để bé có thể sẵn sàng bú ngay khi chào đời. Do đó bà bầu ăn gì để con tăng cân nhanh phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não thì các mẹ cần phải quan tâm sát sao hơn và giúp con yêu có sự biến chuyển “vượt bậc”.
Bà bầu ăn gì để con tăng cân nhanh phát triển tốt?
Trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu thường sẽ tăng khoảng 500g/tuần, tương đương khoảng 2-2,5kg/tháng. Điều này đồng nghĩa với việc bé đang phát triển tốt, để đến khi chào đời có thể nặng khoảng 3-3,4kg. Đây là cân nặng lý tưởng để bé phát triển khỏe mạnh bên ngoài cơ thể mẹ. Chính vì vậy, khi mang thai mẹ bầu nên ăn gì để con tăng cân là rất quan trọng, cần chọn lọc các thực phẩm tốt để xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi mang thai mẹ nên bổ sung các thực phẩm sau vào trong chế độ dinh dưỡng của mình.
Các thực phẩm giàu chất đạm – Giúp tăng trưởng tế bào và tái tạo máu
Các thực phẩm giàu đạm cần thiết cho quá trình tăng trưởng của tế bào và tái tạo máu nên không thể thiếu trong thực đơn tăng cân cho thai nhi. Mẹ có thể bổ sung chất này thông qua các loại thực phẩm như thịt nạc, cá, thịt gia cầm, trứng, đậu hũ, hạt bí, hướng dương, hạt đậu... Một khi thiếu chất đạm sẽ làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, sảy thai, thai chết lưu, số lượng tế bào não ít, ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí não của thai nhi.
Tuy nhiên, các chị em cần lưu ý, dù thiếu hay thừa chất đạm đều không tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày, mẹ bầu chỉ cần nạp vào khoảng 60 gram đạm là đủ.
Nạp đủ đường, tinh bột và ngũ cốc cung cấp năng lượng cho cơ thể
Trái cây là nguồn cung cấp lượng đường tự nhiên cho cơ thể, còn gạo trắng, bắp, đậu các loại và ngũ cốc là nguồn cung cấp lượng tinh bột dồi dào, nạp lượng nhanh chóng. Tuy nhiên, để tránh tăng cân vượt ngưỡng cho phép, mẹ bầu chỉ nên ăn 2-3 chén cơm/ngày, không nên ăn nhiều tinh bột sau 8 giờ tối, khiến hệ tiêu hóa không được nghỉ ngơi, dẫn đến tích tụ mỡ thừa.
Bên cạnh đó mẹ bầu nên ăn nhiều ngũ cốc gạo lứt bởi đây là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào, giàu vitamin và khoáng chất tốt cho hệ tiêu hóa, tránh bị táo bón vào những tháng cuối thai kỳ. Mỗi ngày, mẹ cần bổ sung 25 – 35 gram chất xơ để cung cấp đủ chất cho “mầm sống” trong bụng. Hơn nữa, hàm lượng chất xơ và vitamin trong các loại trái cây như đu đủ chín, cam, Kiwi, Lựu, dứa, bơ, Nho… còn tốt cho sự phát triển của thai nhi, giúp hấp thụ tốt sắt trong cơ thể. Tuy nhiên, mẹ cần tránh xa những loại quả chứa nhiều đường, bởi chúng là nguyên nhân khiến mẹ tăng cân nhanh, dẫn đến mắc chứng tiểu đường thai kỳ.
Thực phẩm sữa và phô mai
Sữa là thực phẩm giàu protein, canxi và carbohydrate, có lợi trong việc tăng cân của thai nhi. Chính vì vậy, bên cạnh nước lọc mẹ cần tăng cường uống thêm sữa để cung cấp cho cơ thể nhiều calo, giúp bé nhận được năng lượng cùng các chất dinh dưỡng cần thiết, thúc đẩy quá trình phát triển diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên mẹ nên chọn những loại sữa không đường để uống, tránh tình trạng khó tiêu, tiêu chảy hoặc nghén khi cơ thể không đủ lượng men lactase để tiêu hóa lượng đường có trong sữa. Bên cạnh đó, mẹ có thể ăn thêm phô mai để bổ sung thêm protein, canxi, chất béo… giúp thai nhi tăng cân.
Bổ sung nước cho cơ thể
Vào giai đoạn các tháng cuối thai kỳ, nước có vai trò cực kỳ quan trọng để giúp mẹ không bị táo bón và nóng trong người. Vì vậy, mỗi ngày mẹ bầu cần được bổ sung 2 – 2,5 lít nước tinh khiết, chia làm nhiều đợt uống để đảm bảo lượng nước ối trong cơ thể, giảm thiểu nhiễm trùng đường tiết niệu.
>>> Xem thêm:
- Bà bầu ăn gì cho mát cả mẹ lẫn con vào mùa hè nóng bức?
- Bà bầu ăn gì để thai nhi tăng cân 3 tháng cuối?
Bà bầu ăn gì để vào con?
Những chị em nào tăng cân tốt trong khi mang thai và sợ sau sinh sẽ bị béo phì thì nên xây dựng chế độ ăn uống vào con không vào mẹ. Theo đó, một ngày mẹ cần phải ăn đủ 3 bữa chính kèm sữa tươi, trái cây củ quả và đừng quên uống thuốc bổ sung (sắt, canxi, axit folic, vitamin theo chỉ dẫn bác sĩ).
Cụ thể để biết khi mang thai bà bầu ăn gì để con tăng cân nhanh, nhưng mẹ không bị béo phì, bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây:
- Một ngày chỉ nên ăn 2-3 bát cơm. Buổi sáng hãy ăn bánh mì hoặc khoai lang, yến mạch, hay gạo lứt.
- Muốn cung cấp đủ sắt và con tăng cân đều thì nên ăn thịt bò, bên cạnh đó ăn thêm thịt lợn, thịt gà và các loại hải sản như ngao, cua, ghẹ, trai, ốc hến, trùng trục, ghẹ, cá nhỏ ăn cả xương hay tôm nhỏ ăn cả vỏ.
- Bổ sung Omega 3 cho trẻ bằng cách ăn nhiều cá, mỗi tuần ăn 2-3 lần. Bạn có thể kho, hấp, luộc, nướng, nấu canh hoặc nấu cháo đều được. Omega rất tốt cho não bộ của bé, tăng cường trí thông minh, đồng thời giúp mẹ giảm nguy cơ về dị ứng thức ăn và bệnh eczema cho bé.
- Mẹ nên ăn nhiều rau có màu xanh đậm để bổ sung chất xơ và axit folic, rất tốt cho sự phát triển trí não và hệ thần kinh của thai nhi. Bên cạnh đó, bổ sung thêm rau củ quả màu đỏ, vàng, tím, ăn dạng luân phiên trong tuần. Mẹ sẽ không lo bị tăng cân quá mức.
- Ăn nhiều trái cây để cung cấp vitamin C, giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ. Mẹ có thể chế biến thành các loại nước ép, sinh tố dùng trong các bữa chính và bữa phụ. Các loại nước ép tốt như cam (mỗi ngày nên uống 1 cốc), chanh leo, dâu tây, bơ, nước mía, nước dừa, nước ép rau xanh…
- Sữa tươi nên uống 2-3 ly/ngày sau bữa ăn chính 2 tiếng.
Bên cạnh đó, mẹ cần chia nhỏ ra nhiều bữa ăn, để tránh bị ngán, đầy bụng, không ăn đồ nóng, đồ chiên xào, nhiều gia vị, dầu mỡ để tránh khó tiêu và phù nề, tăng cân nhanh.
Hy vọng qua đây đã giúp các chị em biết được bà bầu ăn gì để con tăng cân nhanh, phát triển tốt, tạo điều kiện thuận lợi khi sinh ra có thể sống tự lập bên ngoài môi trường cơ thể mẹ. Một điều quan trọng mẹ bầu cần nhớ là dinh dưỡng trong thai kỳ còn ảnh hưởng cả thể trạng của thai nhi khi còn trong bụng và cả về sau. Bởi đây là thời điểm bé phát triển thần tốc nhất và cũng là giai đoạn nước rút vì thế mẹ hãy cố gắng làm hết những gì tốt nhất cho bé yêu. Do đó, bên cạnh dinh dưỡng mẹ cũng cần quan tâm đến chế độ sinh hoạt để giúp cơ thể khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt.