Bà bầu ăn khoai mỡ được không? Những thông tin mẹ bầu cần biết về khoai mỡ

Nuôi dạy con 10/12/2019 17:15

Bà bầu ăn khoai mỡ được không là câu hỏi của rất nhiều chị em khi mang thai. Mẹ bầu nếu đang băn khoăn về điều này thì hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Bà bầu ăn khoai mỡ được không là câu hỏi của rất nhiều chị em khi mang thai. Khoai mỡ là loại thực phẩm chế biến được rất nhiều món ăn ngon, hợp khẩu vị. Nhưng khoai mỡ có lợi hay có hại cho bà bầu thì không phải ai cũng biết. Mẹ bầu nếu đang băn khoăn về điều này thì hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Ba bau an khoai mo duoc khong 1
Bà bầu ăn khoai mỡ được không? - Ảnh minh họa: Internet.

Bà bầu ăn khoai mỡ được không? Những thành phần dinh dưỡng của khoai mỡ mẹ bầu nên biết

Bà bầu ăn canh khoai mỡ có được không? Trước hết, mẹ bầu cần xem phân tích các thành phần chất dinh dưỡng có trong khoai mỡ, bao gồm:

  • Vitamin B6: Khoai mỡ chứa lượng B6 tốt cho cơ thể của mẹ bầu, giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
  • Lượng Kali trong khoai mỡ giúp bà bầu kiểm soát huyết áp hiệu quả, tránh tình trạng tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.
Ba bau an khoai mo duoc khong 2
Khoai mỡ cung cấp lượng lớn Kali cho mẹ bầu - Ảnh minh họa: Internet.
  • Trong khoai mỡ có chứa một lượng lớn Beta-carotene và vitamin C có lợi, rất tốt trong chống oxy hóa, phòng chống ung thư cho mẹ và thai nhi.
Ba bau an khoai mo duoc khong 3
Khoai mỡ cung cấp Beta-carotene giúp phòng chống ung thư - Ảnh minh họa: Internet.
  • Giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ: Lượng đường trong khoai mỡ khá thấp và là đường tự nhiên nên mẹ bầu hoàn toàn yên tâm vì khoai mỡ làm tăng lượng đường huyết khá chậm so với nhiều loại đường hoa quả khác.
  • Chất xơ trong khoai mỡ hỗ trợ và kích thích tiêu hóa tốt, đặc biệt tốt đối với những mẹ bầu bị táo bón khi mang thai, ăn khoai mỡ sẽ nhuận tràng và không còn cảm giác đầy bụng, khó tiêu.
Ba bau an khoai mo duoc khong 4
Bà bầu ăn khoai mỡ được không? Bà bầu nên ăn để nhuận tràng, tránh táo bón - Ảnh minh họa: Internet.
  • Cung cấp lượng carbohydrate lành mạnh: Lượng tinh bột trong khoai mỡ rất lành mạnh, là loại tinh bột thô nên rất có lợi cho sức khỏe mẹ bầu, giúp hấp thụ tốt và ít làm tăng cân vào mẹ.

Khoai mỡ có tốt cho bà bầu không? Câu trả lời là rất tốt cho bà bầu. Loại khoai này cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho bé và đặc biệt có lợi cho hệ tiêu hóa của mẹ. Tuy nhiên, nên ăn khoai mỡ như thế nào?

Bà bầu nên ăn khoai mỡ như thế nào để hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng?

Đối với khoai mỡ, mẹ bầu có thể đưa vào thực đơn bữa chính hoặc bữa phụ tùy theo sở thích của bản thân. Khoai mỡ có lượng carbohydrate lành mạnh nên một số bữa có thể thay thế cơm. Các mẹ có thể ăn vào bữa sáng để lót dạ, ăn vào bữa tối rất tốt để tránh bị đầy bụng khó tiêu. Ngoài ra, mẹ có thể ăn vào bữa phụ nếu cảm thấy đói.

Ba bau an khoai mo duoc khong 5
Mẹ bầu nên ăn lượng khoai mỡ vừa phải để có thể bổ sung các chất dinh dưỡng khác - Ảnh minh họa: Internet.

Tuy nhiên, dù khoai mỡ có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho mẹ và bé nhưng mẹ cũng không nên ăn quá nhiều. Việc ăn quá nhiều khoai mỡ sẽ khiến mẹ bị no và khó ăn các loại thực phẩm khác. 

Thay vào đó, mẹ nên kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác để cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng và để không bị chán. Khoai mỡ mẹ nên chia ra 3-4 bữa một tuần là vừa đủ.

>>> Xem thêm:

- Phụ nữ sau sinh ăn canh khoai mỡ được không?

- Những cách nấu khoai mỡ thơm ngon nhất cho bữa cơm gia đình bạn

Gợi ý một số cách chế biến khoai mỡ ngon miệng cho bà bầu

Đối với mẹ bầu, cách chế biến khoai mỡ cũng rất quan trọng để tạo cho mẹ cảm giác ngon miệng khi ăn. Mẹ có thể tham khảo một số công thức sau:

Khoai mỡ nấu sườn non

Nguyên liệu chế biến: Khoai mỡ và sườn non mỗi loại 1/2kg, hành lá, mùi tàu, gia vị. Một số gia vị khác mẹ có thể cho thêm tùy theo ý thích.

Ba bau an khoai mo duoc khong 6
Khoai mỡ nấu sườn ngon miệng cho mẹ bầu - Ảnh minh họa: Internet.

Cách làm: khoai mỡ và sườn sơ chế, rửa sạch. Cho sườn non vào xào thơm và nêm mắm muối cho ngấm sau đó đổ nước vào đun sôi thì hớt bớt bọt ra. Kế tiếp bạn cho thêm khoai mỡ vào hầm cho đến khi khoai mềm và bở thì cho thêm gia vị vừa miệng. Cuối cùng, bạn bắc ra và cho hành, mùi tàu.

Chè khoai mỡ ngọt mát

Để chế biến món khoai mỡ thơm ngon, bạn cần chuẩn bị khoảng: 1/2kg khoai mỡ, nước cốt dừa, vani, đường phèn. Trước khi thực hiện, bạn cần sơ chế và làm sạch khoai, gọt vỏ và sửa sạch. Phần nước tím của lần rửa khoai cuối cùng bạn chắt để riêng.

Ba bau an khoai mo duoc khong 7
Chè khoai mỡ ngọt mát cho mẹ bầu hạ nhiệt - Ảnh minh họa: Internet.

Khi luộc chín khoai, bạn nghiền nát khoai thành bột, trộn với nước khoai và cho vào rây lọc cho thật mịn và cho lên nấu chín. Hỗn hợp thu được bạn cho đường phèn cho ngọt vừa phải và thêm vani để dậy mùi thơm. 

Kế tiếp, bạn cho thêm nước cốt dừa để chè có vị thơm và ngậy. Lưu ý không nên cho quá nhiều nước cốt dừa sẽ bị ngấy. Chè khoai mỡ có thể ăn nóng hoặc lạnh tùy theo sở thích của mẹ bầu.

Canh khoai mỡ nấu tôm bổ sung nhiều dinh dưỡng

Chuẩn bị nguyên liệu: 1/2kg khoai mỡ, 150-200g tôm bóc nõn, 100g thịt băm, gia vị. Mẹ cần sơ chế khoai mỡ trước khi nấu canh.

Ba bau an khoai mo duoc khong 8
Canh khoai mỡ nấu tôm bổ sung nhiều chất dinh dưỡng - Ảnh minh họa: Internet.

Cách làm: Xào chín tôm và thịt băm sau đó nêm gia vị vừa ăn. Kế tiếp, mẹ cho nước vào và đun sôi thì tiếp tục cho thêm khoai mỡ vào, hầm đến khi khoai mềm và bở thì nêm gia vị thêm lần nữa cho món canh. Mẹ có thể cho thêm rau thơm nếu yêu thích và để kích thích vị giác.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi: bà bầu ăn khoai mỡ được không? Câu trả lời chắc chắn là có, khoai mỡ rất tốt cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý cách ăn để hấp thụ tốt nhất chất dinh dưỡng. Ngoài ra, mẹ nên tham khảo các cách chế biến đa dạng để tạo nên các món ăn từ khoai mỡ đa dạng hơn.

Bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ có nên uống nước dừa không?

Nhiều mẹ bầu đã biết đến tác dụng tuyệt vời của nước dừa cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên nhiều mẹ băn khoăn rằng thời điểm bầu 3 tháng cuối thai kỳ có nên uống nước dừa không? Cùng khám phá câu trả lời ngay trong bài viết này nhé!

TIN MỚI NHẤT