Trong tháng đầu mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của bà bầu không khác nhiều so với bình thường, tuy nhiên cần lưu ý để đảm đảo sự hình thành của thai nhi.
- Mẹ bầu ăn 3 bát canh này mỗi tuần sinh con dễ ợt, trắng trẻo hồng hào
- Tuyệt chiêu giúp mẹ bầu trị bệnh mất ngủ trong thời kỳ mang thai
Sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 1
Tuần 1: Ở thời điểm này, bé yêu của bạn là một búi nhỏ các tế bào, được gọi là túi phôi, chứa một khối tế bào bên trong sẽ phát triển thành phôi thai, một khoang chứa chất lỏng trở thành túi nước ối. Khối tế bào bên ngoài sẽ hình thành nhau thai, mang oxy duy trì sự sống, chất dinh dưỡng cho bé và lấy đi các chất thải.
Tuần 2: Lúc này, bé chỉ là một quả cầu tí hon gồm vài trăm tế bào đang nhân lên nhanh chóng. Khi khối tế bào này (gọi là túi phôi) đã cư trú trong tử cung của bạn, phần sẽ phát triển thành nhau thai bắt đầu sản xuất các hooc-mon thai kỳ, báo hiệu cho buồng trứng ngừng sản sinh trứng và tăng sự tiết hormone estrogen và progesterone, giữ tử cung của bạn không loại bỏ lớp nội mạc và cư dân nhỏ bé của mình đồng thời kích thích tăng trưởng nhau thai.
Tuần 3: Tuần này đánh dấu sự bắt đầu của thai kỳ. Từ nay cho đến 10 tuần tuổi, tất cả các cơ quan trong cơ thể bé bắt đầu phát triển và một số bắt đầu hoạt động. Vì vậy, bé dễ bị tổn thương với bất cứ sự can thiệp vào quá trình phát triển của bé trong giai đoạn này. Ngay bây giờ bé là một phôi thai nhỏ bé, bao gồm hai lớp: nội bì và biểu bì, từ đó tất cả các cơ quan và bộ phận cơ thể của bé sẽ phát triển.
Tuần 4: Sâu trong tử cung, phôi thai đang tăng trưởng mãnh liệt. Tại thời điểm này, bé có kích thước của một hạt mè và trông giống như một con nòng nọc nhỏ hơn một con người, gồm có ba lớp: ngoại bì, trung bì và nội bì, để hình thành tất cả các cơ quan và mô cho cơ thể bé sau này.
Dinh dưỡng dành cho bà bầu tháng thứ 1
Trước hết, trong suốt thời kỳ mang thai, thai phụ cần giữ nguyên tắc ăn uống cân bằng, đủ chất, đủ lượng, phải đảm bảo việc hấp thu các chất cơ bản như protein, sắt, canxi, vitamin,... Đồng thời, phải dựa vào đặc điểm khác nhau của từng giai đoạn mang thai để sắp xếp việc ăn uống cho hợp lý.
Trong giai đoạn này, vấn đề ăn uống cũng không cần phải thay đổi quá nhiều so với trước khi mang thai, nhưng cần phải chú ý cân bằng dinh dưỡng, chú trọng chất nhiều hơn lượng. Khi đã mang thai, cũng không nên tùy ý ăn nhiều, trong suốt quá trình mang thai, cần phải tăng cường kiểm soát trọng lượng của cơ thể. Tốt nhất là nên cân thể trọng mỗi tuần một lần. Ở giai đoạn đầu (mang thai từ 1 – 3 tháng), mỗi tuần nên tăng 100 – 300g là tốt nhất.
Thực phẩm giàu folate
Axit folic và folate là dưỡng chất cần được bổ sung ngay từ trước khi mang thai và trong suốt những tháng đầu để ngăn ngừa dị tật thai nhi đặc biệt là tật nứt đốt sống cổ. Mẹ bầu được khuyên nên bổ sung từ 400-600mcg axit folic mỗi ngày để đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất. Những thực phẩm giàu dưỡng chất này bao gồm cam, khoai tây, bông cải xanh, măng tây, trứng, đậu, rau lá xanh thẫm…
Vitamin B6
Vitamin này đặc biệt quan trọng trong tháng đầu mang thai bởi nó có thể giúp ức chế cơn buồn nôn và nôn ói. Thay vì dùng thuốc để chữa ốm nghén, mẹ bầu nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin B6 như ngũ cốc, cá hồi, bơi đậu phộng, chuối và các loại hạt…
Trái cây
Trái cây là thực phẩm hoàn hảo cho chế độ ăn của mẹ bầu bởi chúng rất giàu vitamin, hàm lượng nước, chất chống oxy hóa, chất xơ… Mẹ nên bổ sung trái cây hàng ngày trong các bữa ăn phụ.
Các sản phẩm từ sữa
Sữa là nguồn thực phẩm giàu protein, vitamin, canxi, nước, chất béo lành mạnh, axit folic và vitamin D. Mẹ nên bổ sung sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát, váng sữa… đều đặn hàng ngày.
Thịt
Hầu hết các loại thịt đều an toàn với mẹ bầu và cũng chứa nhiều protein và vitamin quan trọng. Tuy nhiên một nguyên tắc mẹ cần chú ý là tránh ăn thịt tái, sống.
Thực phẩm giàu sắt
Sắt là khoáng chất quan trọng giúp duy trì ổn định dòng máu cho cơ thể mẹ và thai nhi. Thai nhi cần nhiều sắt để hấp thụ đủ oxy và chất dinh dưỡng. Mẹ bầu cần sắt để tránh mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt… Những thực phẩm giàu sắt bao gồm: củ cải đường, bột yến mạch, cám, cá ngừ (đóng hộp), đậu, trái cây sấy khô, thịt gà, thịt cừu…
Thực phẩm có chứa đường
Trái với suy nghĩ của nhiều người rằng mang thai là phải hạn chế tối đa thực phẩm có chứa đường. Thực tế thì trong tháng đầu này, mẹ sẽ không dễ tăng cân. Ngược lại, cơ thể mẹ lại đang cần từ 200-300 calo/ ngày và thực phẩm từ đường sẽ giúp cung cấp lượng calo đủ cho mẹ. Mẹ nên chọn những loại thực phẩm có chứa đường tự nhiên như trái cây tươi, bánh tráng miệng, các loại nước ép trái cây tươi, sinh tố…