Có nhiều người cho rằng bà bầu ăn đậu phộng lúc mang thai sinh con dễ bị dị ứng. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thì đây là điều không đúng, mà sự thật hoàn toàn ngược lại. Cụ thể như sau:
- Không phải mẹ bầu nào cũng được ăn chuối, biết lý do ai cũng bất ngờ
- 7 nhóm thực phẩm mẹ nên tránh xa trong thời kỳ mang thai, đừng vì ngon miệng mà hại đến con
Đậu phộng hay lạc là loại thực phẩm quen thuộc và thường xuất hiện trong các món ăn của người Châu Á. Loại hạt này rất giàu chất đạm, chất béo và chất xơ. Đồng thời còn chứa nhiều dinh dưỡng và khoáng chất thiết yếu như: magie, folate, vitamin E, đồng,... Tuy nhiên, đối với bà bầu thì đậu phộng lại mang một tiếng xấu vô cùng. Bởi nhiều người cho rằng ăn đậu phộng trong khi mang thai sẽ khiến con dễ bị dị ứng hơn sau khi sinh. Do đó, mà nhiều gia đình đã loại bỏ hoàn toàn các món ăn và các sản phẩm có thành phần là đậu phộng trong đó.
Tuy nhiên, theo các nghiên cứu y khoa cho thấy, họ không tìm được bất kỳ bằng chứng nào về việc phụ nữ mang thai sử dụng các sản phẩm từ đậu phộng liên quan đến nguy cơ dị ứng của em bé cả. Mà ngược lại, phụ nữ mang thai ăn đậu phộng còn tốt vô cùng, nhất là 3 tháng đầu thai kỳ. Cụ thể như sau:
Giúp ổn định đường huyết bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ
Đậu phộng có khả năng ổn định đường huyết vì có các thành phần như kali (421mg), vitamin B1 (0.44mg), lipid (49g),... Trong đó, kali và vitamin B1 có tác dụng giảm và kiểm soát nồng độ cholesterol có trong máu. Chất béo không bão hòa (lipid) thì có tác dụng duy trì ổn định cho nồng độ insulin trong máu, hạn chế tình trạng tăng lượng đường trong máu gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.
Còn mangan lại giúp chuyển hóa chất béo và carbohydrate, hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.
Hỗ trợ giảm nồng độ muối
Trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu thường có tình trạng ốm nghén. Chính điều này tạo cảm giác nhạt miệng và khiến mẹ bầu ăn mặn hơn so với bình thường. Vì thế mà dễ dẫn đến tình trạng phù nề cơ thể, thậm chí có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm đến thai nhi.
Để khắc phục tình trạng này thì mẹ bầu có thể ăn đậu phộng. Bởi đậu phộng có vị mặn nhưng hàm lượng muối không quá cao.
Cung cấp chất béo không bão hòa
Trong đậu phộng chứa hàm lượng lớn chất béo không bão hòa (49g). Loại chất béo không bão hòa này giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và hạn chế tỷ lệ mắc bệnh tim mạch. Đồng thời, giúp cơ thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, tham gia vào quá trình hình thành não bộ cho thai nhi.
Bổ sung canxi tốt cho xương của mẹ bầu và thai nhi
Trong 100g đậu phộng có chứa khoảng 68mg canxi. Và canxi chính là một dưỡng chất quan trọng mà bà bầu 3 tháng đầu cần bổ sung vào cơ thể. Bởi vì khoáng chất này có tác dụng tốt cho hệ xương của mẹ bầu và quá trình hình thành xương cho thai nhi.
Cải thiện tiêu hóa và tránh táo bón ở mẹ bầu
Phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, khó tiêu,... Do đó, ăn đậu phộng có thể giúp mẹ bầu hạn chế được tình trạng táo bón. Bởi trong 100g đậu phộng có chứa đến 2.5g chất xơ giúp thúc đẩy nhu động ruột, giảm thời gian thức ăn thừa lưu lại trong ruột và phòng tránh táo bón hiệu quả.
Bổ sung lượng calo cần thiết cho mẹ bầu
Đậu phộng còn chứa hàm lượng calo dồi dào tới 567 calo. Đây là nguồn năng lượng thiết yếu cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vừa cung cấp năng lượng cần thiết trong các hoạt động hàng ngày của mẹ mà còn cung cấp calo để nuôi dưỡng thai nhi phát triển.