Đây đều là những kinh nghiệm được tích lũy từ nghiên cứu và thực tế giúp các mẹ bầu không bỡ ngỡ trong khi mang thai và sau khi sinh con.
- Sau sinh ăn cam được không, có bị són tiểu về già không?
- Bà đẻ ăn cá hồi được không, những lưu ý quan trọng khi ăn cá hồi phải nắm
Khi biết tin mình đang mang một sinh linh bé bỏng ở trong bụng, chắc hẳn là mẹ nào cũng sướng rơn và ngay lập tức đi tìm đọc hoặc đăng ký các khóa học về cách chăm sóc mẹ bầu và thai nhi, các nuôi dạy con, các lớp tiền sản để tích lũy kinh nghiệm.
Song trên thực tế, có những điều không có sách vở nào dạy các mẹ, chẳng hạn như 5 điều mà các chuyên gia của Hiệp hội Sức khỏe Sinh sản Hoa Kỳ chia sẻ dưới đây:
1. Hãy tập bế cho con bú trước khi sinh con
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ đã khuyến cáo các bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng, tuyệt đối không nên cho trẻ bú sữa công thức, nước trái cây hay nước lọc.
Song, lần đầu tiên cho con bú, hầu như mẹ nào cũng bối rối loay hoay không biết phải làm như thế nào. Vì thế, AAP đã đưa ra một số lời khuyên dành cho các bà mẹ khi bế con bú:
- Cằm của bé phải chạm vào vú của mẹ.
- Miệng của bé phải mở rộng ra.
- Má của em bé vẫn tròn trong khi bú.
2. Chuyển dạ giả thường xảy ra khi mẹ mệt mỏi, mất nước hoặc đi bộ quá nhiều
Có một số bà mẹ đã có cơn co thắt giả khi đang ở tháng thứ 4 của thai kỳ. Nó thường là những cơn co thắt không đau ở bụng, đến và đi một cách bất thường. Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do thai phụ mệt mỏi, bị mất nước hoặc đi bộ quá nhiều.
Khi thấy bản thân đang có những cơn gò không đau thì mẹ nên uống nhiều nước, thay đổi tư thế (từ đứng chuyển sang ngồi, từ ngồi chuyển sang nằm), và hãy nghỉ ngơi.
3. Kích thích vú khiến mẹ chuyển dạ nhanh hơn
Kích thích núm vú có thể gây ra các cơn co thắt vì việc này khuyến khích cơ thể mẹ sản xuất hormone oxytocin khiến tử cung co bóp và tiết ra sữa. Tuy nhiên, bạn chỉ nên làm việc này khi đã ở tuần 40 của thai kỳ, hoặc trong giai đoạn đầu của đau bụng chuyển dạ.
4. Nên để em bé tự quyết định ngày chào đời của mình
Ngoại trừ một số trường hợp như mẹ quá ngày dự sinh 2 tuần, hay mẹ có nguy cơ gặp biến chứng như nhiễm trùng trong tử cung, tiểu đường thai kỳ hoặc huyết áp cao ra, thì các bác sĩ thường khuyên các mẹ nên kiên nhẫn chờ đợi và trao quyền cho con được ngày chào đời của mình. Điều này không chỉ tốt cho em bé mà còn tốt cho cả mẹ:
- Mẹ sẽ phục hồi nhanh hơn sau khi sinh con.
- Em bé sẽ có thêm thời gian để xây dựng cơ bắp chắc khỏe, giảm được nguy cơ hạ đường huyết, nhiễm trùng và vàng da sau khi sinh ra.
- Em bé sẽ bú tốt hơn.
- Não bộ của bé cũng phát triển rất nhanh trong thời gian cuối của thai kỳ.
5. Mẹ sẽ có thể có kinh nguyệt trở lại sau khi sinh con được từ 6 – 8 tuần
Tuy rằng trên thực tế vẫn có một số phụ nữ không có kinh trong suốt thời gian cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, nhưng các chuyên gia của Hiệp hội Sức khỏe Sinh sản Hoa Kỳ cho biết thông thường sau sinh con từ 6 đến 8 tuần, các bà mẹ có thể có kinh trở lại cho dù bạn có cho con bú hay không.
Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý đến lượng máu chảy sau khi sinh con. Có một số trường hợp sản phụ bị chảy máu nhẹ kéo dài từ 4 – 6 tuần sau sinh, nhưng thường thì máu sẽ ngừng chảy sau 10 ngày chuyển dạ. Và nếu có điều gì cảm thấy không rõ, tốt nhất, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.