Nhiều người thường nghĩ rằng ù tai khi mang thai là vấn đề rất nhỏ nhặt, nhưng nếu không có phương án xử lý thích hợp sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của bé. Cùng đọc bài viết sau đây để hiểu rõ những nguyên nhân và cách thức khắc phục ngay.
- Bà bầu ăn tổ yến có tốt không? Giải đáp 7 câu hỏi phổ biến
- Bà bầu mới sinh nên ăn gì để lợi sữa và nhanh khỏe?
Bà bầu bị ù tai có nguy hiểm không?
Ù tai khi mang thai không phải là vấn đề hiếm gặp và nhìn chung nó không gây nguy hiểm quá nhiều tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, ù tai cũng có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm như viêm tai giữa, u dây thần kinh thính giác, chứng rối loạn thái dương hàm,…Vì vậy các mẹ bầu vẫn cần có sự chú ý và điều trị thích hợp để không tác động nhiều tới bản thân và thai nhi.
Thời điểm diễn ra triệu chứng ù tai nhiều nhất thai kỳ:
- Bị ù tai khi mang thai 3 tháng đầu
- Bị ù tai khi mang thai 3 tháng cuối
Nguyên nhân bị ù tai khi mang thai
Ù tai thường xuất hiện nhất khi cơ thể ở trạng thái mệt mỏi, đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể nên không có gì quá lạ lẫm. Ù tai có thể xuất hiện ở nhiều khoảng thời gian khác nhau trong ngày và không giới hạn độ tuổi bị mắc, kể cả các mẹ bầu.
Ngoài xuất phát do nguyên nhân mệt mỏi, quá sức thì nó còn được gây ra bởi những nguyên nhân như sau:
Bà bầu bị thiếu máu
Thiếu máu sẽ khiến hệ thần kinh và các cơ quan tiếp nhận oxy vận chuyển trong máu bị ảnh hưởng rất nhiều và kéo theo các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng,…Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng ù tai khi mang thai của các mẹ bầu.
Thiếu sắt
Thiếu sắt cũng khiến khả năng lưu thông máu lên não kém, từ đó làm khả năng vận chuyển oxy lên não không đủ dẫn tới hoạt động của hệ thần kinh bị ảnh hưởng tiêu cực. Các chứng bệnh về thần kinh và các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, ù tai cũng dễ xảy ra hơn.
Các bệnh lý về tai, mũi, họng, hô hấp, thần kinh
Các chứng bệnh về tai mũi họng, hô hấp, thần kinh sẽ làm tình trạng ù tai xảy ra thường xuyên và cường độ nặng hơn. Các loại bệnh lý này có thể kể đến như: viêm tai giữa, viêm tai mũi họng, u dây thần kinh thính giác, rối loạn tuần hoàn hô hấp, chứng rối loạn thái dương hàm,…Nếu triệu chứng ù tai khi mang thai diễn ra quá nghiêm trọng và thường xuyên, các mẹ nên tới các trung tâm y tế để được khám xét tìm ra nguyên nhân chính xác.
Chấn thương vùng đầu
Chấn thương và những va chạm ở vùng đầu như tai nạn giao thông có thể dẫn tới hiện tượng ù tai ở mọi người. Cũng có thể những chấn thương không được giải quyết tận gốc gây ra những hệ quả kéo theo.
Các vấn đề về tâm lý
Khi các mẹ bầu có trạng thái tinh thần không tốt trong thời gian dài có thể khiến cơ thể suy nhược gây ra biểu hiện ù tai. Đặc biệt các vấn đề về tâm lý nặng như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực ở thể nặng có thể gây ra triệu chứng ảo thanh, bị ù tai khi mang thai. Vì vậy các mẹ cần giữ tâm lý thỏa mái, nếu nhận thấy mình có cá triệu chứng của một bệnh lý tâm lý, cần đến gặp các chuyên gia để được tháo gỡ vấn đề.
Ô nhiễm tiếng ồn
Sống hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới thính giác của các mẹ bầu, từ đó khiến biểu hiện ù tai diễn ra thường xuyên hơn.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Trong các tháng thai kỳ, cơ thể các mẹ rất nhạy cảm và cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy nếu chế độ ăn uống không hợp lý sẽ làm mẹ bị thiếu sắt, thiếu máu và các vitamin cần thiết, từ đó khiến cơ thể dễ mắc bệnh lý hơn.
Mất ngủ
Mất ngủ khiến cơ thể suy nhược nhanh chóng và tác động lớn tới hệ thần kinh của mẹ bầu. Nhiều mẹ bị khó ngủ trong thời kỳ mang thai, điều này khiến mẹ càng dễ bị chứng ù tai hơn. Vì vậy khi giấc ngủ không được đảm bảo, các mẹ nên có biện pháp cải thiện để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi.
Sử dụng chất kích thích
Các chất kích thích gây ảnh hưởng rất lớn tới hệ thần kinh và làm sức khỏe các mẹ đi xuống nhanh chóng, từ đó tạo điều kiện cho triệu chứng ù tai khi mang thai xuất hiện. Vì vậy. các mẹ nên hạn chế tối đa sử dụng chất kích thích nhất có thể, kể cả những khoảng thời gian không trong thai kỳ.
Cách chữa ù tai khi mang thai
Điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi
Nên có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt và vitamin C vì đây là hai chất ảnh hưởng nhiều tới hệ thần kinh và thính giác. Không để tình trạng thiếu máu hay thiếu chất diễn ra, nêu có cần tìm ra cách khắc phục hợp lý để không gây ra các bệnh lý nguy hiểm.
Chườm muối tai
Khi bị ù tai nặng, các mẹ có thể chườm muối lên tai để cải thiện tình trạng. Hãy lấy một nắm muối nhỏ cho lên bếp rang nóng, chú ý sử dụng loại muối trắng chứ không phải muối ăn. Sau khi rang cho vào túi rồi chườm lên tai khoảng 10-15 phút, có thể thực hiện 2 lần một ngày, triệu chứng ù tai sẽ thuyên giảm hiệu quả.
Ấn huyệt trên tai
Có hai cách ấn huyệt bạn có thể áp dụng:
Cách 1: Dùng lòng bàn tay úp lên tai, xoa nhẹ theo hình tròn trong khoảng 1-2 phút tới khi vành tai đã nóng lên. Tiếp đó, dùng ngón tay giữa bịt kín lỗ tai rồi kéo ra đột ngột. Lặp lại khoảng 15-20 lần để thấy được hiệu quả.
Cách 2: Úp hai lòng bàn tay vào tai, để các đầu ngón tay duỗi ôm lấy đầu, dùng ngón trỏ và ngón giữa gõ nhịp lên đầu khoảng 30 lần, triệu chứng ù tai sẽ giảm đi dần dần.
Cách phòng chống và giảm thiểu chứng ù tai
Giải tỏa và giữ tâm lý thỏa mái
Các vấn đề tâm lý như buồn bã, lo âu là một trong những nguyên nhân gây ra chứng ù tai, để tránh bị ù tai bạn nên cố gắng giữ tâm trạng của mình được thỏa mái nhất. Đặc biệt nếu bạn bị những vấn đề về tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực,...nên tới trung tâm y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Tránh nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn
Bạn nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với tiếng ồn lớn, nhất là các nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn. Hãy giữ cho không gian sống yên tĩnh và thư giãn để không ảnh hưởng tới thính giác và sức khỏe.
Thư giãn bằng âm nhạc và các âm thanh dễ chịu
Âm nhạc và những âm thanh dễ chịu có thể át đi ô nhiễm tiếng ồn và làm cho bạn được thư giãn hơn. Đồng thời, nó cũng tốt cho sự phát triển của thai nhi hơn. Theo nghiên cứu, nghe các loại nhạc và âm thanh có tính duy mỹ cao có thể khiến trí não bé phát triển tốt. Vậy nên nếu bạn không thể tránh xa được tất cả các nguồn ô nhiễm tiếng ồn thì có thể sử dụng phương pháp này để tự bảo vệ mình.
Hạn chế sử dụng tai nghe, áp tai sát loa điện thoại
Sử dụng tai nghe quá thường xuyên với cường độ lớn có thể gây ra ù tai và các tác động tới thính giác. Thêm vào đó, việc áp loa điện thoại quá sát vào tai khi nghe điện thoại hoặc sử dụng cũng khiến thính giác bị ảnh hưởng. Vì vậy, nên bật loa ngoài để nghe điện thoại và hạn chế sử dụng tai nghe liên tục với cường độ lớn.
Hạn chế để động nước trong tai khi tắm và sinh hoạt
Nước đọng trong tai có thể khiến thính giác bị ảnh hưởng, tệ hơn là các chứng viêm nhiễm nguy hiểm như viêm tai giữa, nhiễm khuẩn,…Khi bị dính nước trong tai bạn nên thấm nhẹ nhàng bằng tăm bông để tai được khô ráo
>>> Xem thêm:
- Bệnh ù tai có nguy hiểm không? Cách chữa bệnh ù tai hiệu quả
- Ù tai sau sinh – Triệu chứng nguy hiểm chị em không nên chủ quan
Cẩn thận với thói quen vệ sinh tai
Không ngoáy tai quá sâu và quá thô bạo, vì hành động này có thể làm trầy xước và tác động ảnh hưởng tới thính giác. Chỉ nên lau tai nhẹ nhàng bằng tăm bông, chú ý đảm bảo vệ sinh trong quá trình thực hiện.
Trên đây là những nguyên nhân và cách thức điều trị ù tai khi mang thai cho các mẹ bầu. Hy vọng các mẹ sớm giải quyết được vấn đề này và có một thai kỳ thật khỏe mạnh.