Sảy thai là trường hợp ngoài ý muốn, bất kỳ cặp vợ chồng nào gặp phải việc này cũng rất đau lòng. Rất nhiều bà mẹ đã cố gắng vượt qua bằng cách có thai lại trong thời gian sớm nhất để nguôi ngoai đi mất mát mới vừa trải qua. Vậy điều này có nên không và bị sảy thai bao lâu mới nên có lại là tốt nhất?
- Khám phá nên ăn gì tốt cho trứng và niêm mạc giúp dễ thụ thai?
- Mẹ bầu nên ăn gì khi mang thai tránh tăng cân?
Nội dung bài viết
- Sảy thai là gì?
- Bị sảy thai bao lâu mới nên có thai lại?
- Những lưu ý quan trọng khi mẹ bắt đầu có thai lại
Sảy thai khiến cho cơ thể mẹ rất yếu, cộng thêm với sự tổn thương về tinh thần vì phải chịu nỗi đau mất con quá lớn, nên không thể hồi phục nhanh trong thời gian ngắn. Vì thế, người mẹ cần phải chờ cơ thể của mình hồi phục, mới đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe để mang thai. Vậy bị sảy thai bao lâu mới có thai lại? Hãy cùng tìm hiểu ở ngay bài viết dưới đây nhé!
Sảy thai là gì?
Sẩy thai hay sảy thai là hiện tượng thai bị tống ra khỏi buồng tử cung trước tuần thứ 22 của thai kỳ. Sảy thai sớm là trường hợp sảy thai trước 12 tuần và sẩy thai muộn là từ 12-20 tuần.
Các hình thức sảy thai có thể gặp:
- Sảy thai hoàn toàn: Phôi thai ra khỏi cơ thể bạn trong 1 lần.
- Sảy thai không hoàn toàn: Hiện tượng sảy thai nhưng một phần của thai vẫn còn trong tử cung, cổ tử cung bị giãn hoặc mỏng và các phần của phôi thai sẽ bị đẩy ra khỏi cơ thể dần dần.
- Dọa sảy: Tình trạng phôi thai còn sống, chưa bị bong ra khỏi lớp niêm mạc tử cung.
- Sảy thai tái phát: Trường hợp sảy thai ít nhất 3 lần liên tiếp (khoảng 1% các cặp vợ chồng gặp phải tình trạng này).
- Sảy thai ngoài tử cung: Trứng làm tổ tại một nơi khác ngoài tử cung của bạn, thường trong ống dẫn trứng.
Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu, 85% phụ nữ đã từng sảy thai một lần sẽ có một thai kỳ an toàn trong những lần tiếp, 75% phụ nữ đã từng sảy thai 2, 3 lần sẽ mang thai thành công ở những lần tiếp theo.
Bị sảy thai bao lâu mới nên có thai lại?
Câu trả lời cho câu hỏi này vẫn còn những ý kiến trái chiều.
Cụ thể, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sau khi sảy thai, người mẹ nên chờ ít nhất 6 tháng để cơ thể phục hồi hoàn toàn trước khi cố gắng có “tin vui” khác. Bởi lúc này, cơ thể người mẹ cần có thời gian hồi phục sức khỏe, lớp niêm mạc của dạ con được khỏe lại và sẵn sàng cho một giai đoạn thai kỳ mới. Đồng thời, đây cũng là quãng thời gian giúp các cặp vợ chồng bình tĩnh, quên đi nỗi đau buồn mất con và lấy lại tinh thần tốt nhất cho lần có thai tiếp theo.
Tuy nhiên, một nghiên cứu khác được tiến hành trên 30.000 phụ nữ của các chuyên gia tại Đại học Aberdeen (Anh) lại cho rằng trong vòng 6 tháng sau khi sảy thai là cơ hội tốt nhất cho một thai kỳ khỏe mạnh. Các chuyên gia nhận thấy những người có thai trở lại ngay trong 6 tháng đầu sẽ giảm đáng kể nguy cơ sảy thai, thai chết lưu. Nguy cơ sinh non, sinh mổ, thai nhi nhẹ cân cũng giảm đáng kể trong những trường hợp này. Kết quả này mang lại niềm hy vọng rất lớn cho các bà mẹ lớn tuổi – bởi đây là nhóm có tỷ lệ sảy thai cao. So với nguy cơ sảy thai khoảng cách ngắn giữa 2 lần mang thai thì nguy cơ do tuổi tác còn cao hơn.
Bên cạnh đó, theo công bố trên tạp chí Obstetrics and Gynecology cho thấy, rút ngắn thời gian chờ đợi để có thai lại sau lần bị sảy thai, sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho mẹ và thai nhi. Theo đó, những cặp vợ chồng thử có thai lại trong vòng 3 tháng sau sảy thai cơ hội thụ thai tăng 71%.
Chính vì vậy, hiện nay, các chuyên gia vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để tìm ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi bị sảy thai bao lâu mới nên có thai lại. Tuy nhiên, dù câu trả lời thế nào đi nữa, thời điểm bắt đầu mang thai lại cũng phụ thuộc rất nhiều vào quyết định vợ chồng bạn. Bởi các chuyên gia chỉ có thể đóng góp ý kiến, dựa trên tình trạng sức khỏe của vợ chồng bạn để đưa ra lời khuyên thích hợp.
Những lưu ý quan trọng khi mẹ bắt đầu có thai lại
1. Tìm hiểu kỹ về nguyên nhân gây sảy thai
Không nên chủ quan bởi nguyên nhân sảy thai nếu không phục hồi sẽ tiếp tục gây vấn đề tương tự ở những lần mang thai tới. Cần lưu ý đến các yếu tố nguy cơ sau, nếu có phải khắc phục tốt trước khi mang thai lại:
- Rối loạn hệ miễn dịch.
- Bất thường nhiễm sắc thể, bệnh lý di truyền.
- Mang thai khi lớn tuổi.
- Bệnh lý mạn tính như: tiểu đường, thận, tuyến giáp,...
- Rối loạn hormone.
- Tiền sử gia đình.
- Rối loạn đông máu.
- Nhiễm độc từ thuốc, hóa chất hoặc thực phẩm.
- Chấn thương tác động đến thai gây động thai.
- Bất thường tử cung: viêm nhiễm, dị tật tử cung, phẫu thuật, nạo phá thai nhiều lần.
- Lao động nặng nhọc, tâm lý áp lực buồn rầu thường xuyên.
- Bất thường trong phát triển bào thai.
2. Chú ý điều chỉnh về dinh dưỡng và tâm trạng
Để đảm bảo sức khỏe của người mẹ nhanh phục hồi và khi có thai tránh được việc khuyết tật bẩm sinh bạn nên lưu ý các điều sau đây:
- Cần bổ sung đầy đủ axit folic để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh thai nhi, cũng nhưng giảm thiểu tối đa nguy cơ bị sảy thai một lần nữa.
- Bổ sung hàm lượng sắt đầy đủ cho mẹ bầu, để cơ thể nhanh chóng hồi phục, giảm các cảm giác mệt mỏi, chóng mặt do mất máu sau khi xảy thai.
- Luôn duy trì lối sống lành mạnh như tránh uống cà phê, nước ngọt, hút thước... bởi vì chỉ số BMI quá thấp hoặc quá cao đều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh sản của bạn.
- Nhanh chóng loại bỏ những nỗi buồn, thay vào đó cần lạc quan, vui vẻ, như vậy bạn mới có thể có thai lại sớm nhất. Bởi nếu u buồn trong quá trình mang thai, mẹ sẽ dễ bị trầm cảm, em bé sinh ra cũng ù lì và khó hòa nhập với cộng đồng.
Trên đây là thông tin chi tiết cho câu hỏi "Bị sảy thai bao lâu mới nên có thai lại?". Tóm lại, để đảm bảo có đủ điều kiện để mang thai lại, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe tổng quát và tinh thần trước khi có ý định mang thai lại. Chúc các chị em đang có ý định đón tin vui mới sẽ được như ý muốn và có được một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc nhé!