Bà bầu có nên nằm võng không? Đây tưởng chừng là câu chuyện nhỏ, nhưng lại mang tới những hậu quả rất quả lớn nếu bạn không biết rõ 3 vấn đề đáng ngại này.
- Bà bầu mới sinh nên ăn gì để lợi sữa và nhanh khỏe?
- 5 cách chống say xe cho bà bầu được các bác sĩ khuyên dùng
Có rất nhiều chị em thắc mắc về vấn đề bà bầu có nên nằm võng không. Đây là một chủ đề tuy đơn giản nhưng thực chất lại rất quan trọng. Và để giúp các chị em có cái nhìn rõ ràng, chính xác về vấn đề bà bầu nằm võng được không, chúng tôi xin cung cấp những thông tin giải đáp trong bài viết dưới đây, các mẹ hãy cùng theo dõi nhé.
Bà bầu có nên nằm võng không?
Câu trả lời là không. Vì khi nằm võng, đầu và chân chúng ta thường ở vị trí cao hơn bụng, bụng sẽ trũng xuống và tạo áp lực lớn lên phần giữa thân. Vì thế sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé và sức khỏe của mẹ.
Tác hại của bà bầu nằm võng
Rất nhiều bà bầu thắc mắc bà bầu nằm võng có ảnh hưởng gì không, nếu ảnh hưởng thì cụ thể như thế nào. Sau đây chúng tôi xin phân tích kỹ những tác động của việc nằm võng lên thai nhi để các mẹ có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề này.
Suy hô hấp
Theo cấu trúc của võng, khi nằm xuống vùng bụng của các mẹ sẽ trũng hơn đầu và chân, tạo áp lực lớn lên phần bụng và ngực. Điều này sẽ khiến hô hấp bị cản trở và sẽ tác động tới quá trình trao đổi oxy cho cơ thể. Cộng thêm kích thước phần bụng lớn làm quá trình hô hấp của mẹ càng khó khăn. Từ đó dễ gây ra tình trạng thiếu oxy, nghiêm trọng hơn là viêm hô hấp. Nếu bạn là người thường xuyên nằm võng thì nên tập bỏ thói quen này vì nó hoàn toàn không tốt cho thai nhi.
Cản trở quá trình lưu thông máu lên não
Chính vì việc vùng bụng ở vị trí thấp nên máu sẽ vận chuyển đi khó hơn, thông thường máu sẽ dồn xuống phần thấp nhất theo lực hút của Trái Đất, thế nên phần bụng của mẹ sẽ nhận được nhiều máu và những phần ở vị trí cao như đầu và chân lại nhận được ít máu hơn. Do đó, sẽ xuất hiện tình trạng lưu thông máu lên não kém, thiếu máu não, chóng mặt, choáng váng và tê bì tay chân. Đặc biệt khi đứng lên sau khi nằm võng các mẹ có thể bị ngã vì chóng mặt bởi thiếu máu não.
Nguy cơ té ngã
Nguy cơ té ngã đầu tiên đến từ dao động của chiếc võng và sự “chòng chành” của nó. Các mẹ có thể không may rơi khỏi võng và bị thương, trường hợp này có thể để lại những hậu quả rất xấu. Nguy cơ té ngã tiếp theo đã được phân tích ở phần trên, việc thiếu máu nên não có thể khiến các mẹ bị hoa mắt, chóng mặt và mất thăng bằng khi rời khỏi võng. Bởi vậy, để bảo vệ sự an toàn cho thai nhi và cho bản thân mình, các mẹ thực sự không nên dùng võng.
Dao động võng ảnh hưởng tới thai nhi
Võng sẽ có các dao động qua lại đều đặn, khi nằm trên võng các mẹ sẽ chịu ảnh hưởng từ những dao động qua lại này. Có thể những dao động này nhẹ nhàng và êm ái khiến bạn nghĩ rằng nó không nguy hiểm, thế nhưng nếu gặp phải “rung lắc” thường xuyên như thế em bé sẽ khó chịu và bị tác động ít nhiều. Tốt nhất là hạn chế sử dụng võng hết mức có thể.
Nếu vậy thì mang thai 3 tháng đầu có được nằm võng không? Đương nhiên là không, ở tất cả các giai đoạn của thai kỳ bạn đều nên kiêng nằm võng. Đặc nhiên trong 3 tháng đầu, khi mà thai nhi còn chưa ổn định và rất yếu ớt để tiếp nhận nhiều tác động từ bên ngoài, nên những thứ có hoạt động “rung” như thế này các mẹ nên tránh xa để bảo vệ bé yêu.
Trong số các mẹ thích nằm võng, hầu hết chọn phương pháp nghỉ ngơi này vì võng rất dễ ngủ và có độ rung tạo sự thư giãn thỏa mái. Nhưng chúng ta cũng có rất nhiều cách khác để ngủ ngon mà vẫn được thư giãn. Hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây để có thai kỳ khoa học hơn.
Hướng dẫn ngủ đúng cách và ngon giấc cho mẹ bầu
Ngủ đúng cách như thế nào?
Tùy vào từng thời kỳ trong khi mang thai mà bạn nên có những tư thế ngủ khác nhau. Việc tuân theo những hướng dẫn ngủ sẽ giúp bạn vừa dễ vào giấc, vừa bảo vệ bé yêu không bị ảnh hưởng. Cụ thể như sau:
- Ba tháng đầu thai kỳ
Giai đoạn này kích thước thai nhi còn rất nhỏ, hầu như chưa khiến bụng bị cộm nhiều và ảnh hưởng tới quá trình nằm ngủ của mẹ. Vì vậy mẹ có thể yên tâm ngủ mọi tư thế thỏa mái để có thể thư giãn nhất, trừ việc nằm sấp. Nằm sấp khiến em bé bị khó chịu một chút nên bạn nên lưu ý điều này. Ngoài việc đó ra, thai nhi còn nhỏ nên chưa phải chịu nhiều tác động hay bị chèn ép bởi các tư thế nằm của bạn lắm đâu, không cần căng thẳng quá.
- Ba tháng giữa và cuối thai kỳ
Lúc này em bé đã có kích thước to hơn, khiến bụng mẹ lớn hơn trông thấy và khá vướng víu. Khi ngủ bạn không được phép nằm vô tư nữa mà đã phải chú ý tới tư thế để vừa không làm chèn ép bé yêu, vừa có thể ngủ ngon.
Thực ra vì thai nhi đã to nên nằm ngửa sẽ tạo áp lực xuống người làm tự bạn cảm thấy khó chịu và không ngủ theo cách này. Bạn nên chuyển sang hướng nằm nghiêng, đó cũng là cách hợp lý nhất cho giai đoạn này. Có thể lót một chút chăn đệm mỏng xung quanh để tạo độ thoải mái và đặt thêm gối kê chân để giấc ngủ được tốt hơn.
Đặc biệt, trong ba tháng cuối thai kỳ, theo nhận định của các bác sĩ sản khoa, lúc này tử cung của các mẹ có xu hướng xoay sang bên phải, vì vậy khi ngủ nên nằm nghiêng về bên trái sẽ tốt hơn.
Cách giúp các mẹ ngon giấc
- Uống một cốc sữa hoặc ngũ cốc ấm để bổ sung chất dinh dưỡng và khiến cơ thể hoạt động tốt hơn, tạo điều kiện tăng chất lượng giấc ngủ cho các mẹ.
- Massage trước khi ngủ: Bạn có thể massage cơ thể nhẹ nhàng vào buổi tối từ 5-10 phút trước khi đi ngủ để máu được lưu thông tốt hơn. Nó sẽ giúp bạn dễ vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn bình thường. Có thể tập massage mặt và chân theo những cách sau:
Massage lòng bàn chân, dùng lòng bàn tay xoa đều đặn lòng bàn chân, sau đó lấy ngón tay cái ấn nhẹ những chỗ cảm thấy đau ở lòng bàn chân. Dùng ngón chân cái massage cho bàn chân phải và ngược lại, làm đều đặn khoảng 5-10 phút.
Massage các bộ phận trên khuôn mặt, xoa bóp huyệt thái dương, dùng tay vuốt từ ngoài trán và giữa trán, sau đó kéo xuống dọc theo sống mũi, nhắm mắt rồi day nhẹ phần đầu mắt. Tiếp theo xoa nhẹ cằm, bắt đầu từ giữa cằm vẽ những đường hình tròn chạy về hai bên. Làm đều đặn và nhẹ nhàng trong vòng vài phút là được.
>>> Xem thêm:
- Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không?
- Trẻ sơ sinh nằm võng có tốt không? Câu trả lời sẽ khiến các mẹ bất ngờ
- Chú ý tới nhiệt độ phòng ngủ, phòng ngủ không nên quá nóng hoặc quá lạnh, cũng hạn chế bật điều hòa hoặc để quạt mạnh quá thẳng người vì sẽ gây khó chịu cho đường hô hấp. Nên để nhiệt độ ở mức vừa phải, chú ý tạo không gian thông thoáng và độ ẩm ở ngưỡng thích hợp.
- Tập thể dục nhẹ nhàng: Tập thể dục nhẹ nhàng giúp xương khớp được thư giãn, tăng độ dẻo dai và khả năng lưu thông máu trong cơ thể. Điều đó sẽ khiến bạn dễ ngủ và có chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
- Uống đủ nước trong ngày: Việc uống đủ nước rất tốt cho sức khỏe, không chỉ giúp thanh lọc cơ thể, nó còn giúp các hoạt động trao đổi chất diễn ra nhuần nhuyễn, tạo điều kiện cho một giấc ngủ ngon hơn.
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc bà bầu có nên nằm võng không và những phân tích rõ ràng về vấn đề này. Hy vọng các mẹ đã có thêm hiểu biết hữu ích sau khi đọc bài viết của chúng tôi. Đừng quên làm theo những lời khuyên chúng tôi đã đưa ra để để chăm sóc tốt cho bản thân và bé yêu trong suốt thai kỳ.