Bà bầu ăn mít được không, ăn như thế nào là tốt?

Mẹ bầu 20/07/2020 06:00

Nhiều bà bầu cho rằng mít là loại quả nóng cho nên bà bầu ăn mít sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, bài viết sau đây sẽ cho các mẹ biết bà bầu ăn mít được không, ăn như thế nào là tốt?

Giá trị dinh dưỡng của quả mít

Mít sở hữu ngoại hình không được "bắt mắt" tuy nhiên mít có giá trị dinh dưỡng rất lớn. Cụ thể trong mỗi múi mít chín có protein 0,6-1,5% (tùy loại mít), glucid 11-14% (bao gồm nhiều đường đơn như fructose, glucose, cơ thể dễ hấp thụ), caroten, vitamin C, B2… và các chất khoáng như sắt, canxi, phospho…

Đây cũng là một trong số ít những loại trái cây có hàm lượng vitamin nhóm B khá cao, bao gồm vitamin B6, niacin, riboflavin, và axit folic.

Không chỉ múi mít, hạt mít cũng có giá trị dinh dưỡng như các loại hạt và củ khác. Hạt mít có thể phơi khô làm lương thực dự trữ, chứa tới 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipid, 1,4% các chất khoáng.

Bà bầu ăn mít được không, có nóng không?

Nhiều bà bầu cho rằng mít là loại quả nóng cho nên bà bầu ăn mít sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên trên thực tế, ngược với suy nghĩ của nhiều người, bà bầu ăn mít không nóng mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, bà bầu cần ăn mít đúng cách.

Bà bầu ăn mít được không, ăn như thế nào là tốt? - Ảnh 1

Bà bầu ăn mít được không, có nóng không? Bà bầu ăn mít đúng cách sẽ không nóng mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ và thai nhi.

Lợi ích sức khỏe của mít đối với bà bầu

1. Bà bầu ăn mít giúp tăng cường hoạt động tiêu hóa, giảm táo bón

Trong quá trình mang thai, bà bầu rất dễ bị táo bón. Hàm lượng chất xơ trong mít có thể đáp ứng được 11% nhu cầu chất xơ hàng ngày của cơ thể, vì vậy bà bầu ăn mít giúp ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ đường tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn. Ngoài ra, loại chất xơ này cũng có tác dụng loại bỏ màng nhầy bám ở ruột, từ đó giúp bạn giảm nguy cơ viêm loét dạ dày và nguy cơ ung thư đại tràng.

2. Trị cao huyết áp

Trung bình cứ 100g mít sẽ cung cấp khoảng 303 milligram kali, có tác dụng làm giảm mức huyết áp của cơ thể. Bà bầu ăn mít có thể góp phần duy trì mức huyết áp trong tầm kiểm soát, nhất là những mẹ có tiền sử cao huyết áp, giúp ngăn ngừa bệnh tim và hạn chế nguy cơ bị đột quỵ.

3. Tăng cường hệ miễn dịch

Mít có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào. Bà bầu ăn mít sẽ góp phần tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể ngăn ngừa sự tấn công vi khuẩn gây bệnh do đó có thể loại trừ được một số bệnh thường gặp.

4. Giảm nguy cơ rối loạn tuyến giáp

Trong quá trình mang thai, sự gia tăng của hormone hCG sẽ làm ảnh hưởng đến lượng hormone tuyến giáp trong máu, làm tăng nguy cơ rối loạn tuyến giáp có thể gây nguy hiểm cho cả bạn và bé. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, ăn mít thường xuyên sẽ giúp duy trì những chức năng bình thường của tuyến giáp, giúp ngăn ngừa các vấn đề về tuyến giáp ở phụ nữ. Do đó, bà bầu ăn mít có thể giảm nguy cơ rối loạn tuyến giáp.

5. Giúp xương chắc khỏe

Trong quả mít rất giàu magiê, đó là một chất dinh dưỡng quan trọng trong việc hấp thụ canxi và kết hợp với canxi để giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa các rối loạn liên quan đến xương như loãng xương. Vì thế bà bầu ăn mít là một cách tự nhiên để giúp bộ xương chắc khỏe đấy nhé!

6. Chống ung thư

Mít rất giàu các chất dinh dưỡng thực vật như ignans, isoflavones và saponins, những loại chất này có đặc tính chống ung thư và chống lão hóa và làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào.

Bà bầu ăn mít cần lưu ý gì?

Mít có chứa hàm lượng đường cao, nên có thể gây cảm giác nóng sau khi ăn. Do đó, những bà bầu bị thừa cân béo phì hoặc tiểu đường thai kỳ thì nên cân nhắc khi ăn mít.

Khi ăn bất cứ thứ gì, bà bầu cũng nên ăn vừa phải và mít cũng vậy để tránh những ảnh hưởng phát sinh không tốt tới sức khỏe.

Sau khi sinh phụ nữ nên ăn gì và không nên ăn gì?

Sau khi vượt cạn thành công, chúng ta nên chú ý đến dinh dưỡng để vừa có sữa cho con bú, vừa có thể giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Sau đây là 10 thực phẩm nên và không nên ăn sau khi sinh.

TIN MỚI NHẤT