8 tác hại khi bà bầu thích ăn vặt và cách kiểm soát cơn thèm ăn

Mẹ bầu 16/07/2020 05:00

Mang thai là thời điểm bạn cần thận trọng khi ăn bất kỳ loại thực phẩm nào. Trong thời kỳ này, bạn sẽ có cảm giác thèm ăn và không thể phủ nhận đồ ăn vặt rất hấp dẫn.

Tuy nhiên, ăn đồ ăn vặt trong thai kỳ rất không tốt. Dưới đây là một số lý do cụ thể để bạn tránh đồ ăn vặt và làm thế nào để có thể kiểm soát cơn thèm ăn của mình.

Những tác hại của việc ăn đồ ăn vặt khi mang thai

Khi mang thai, bạn cần bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ trong thai kỳ để tăng cân lành mạnh và hỗ trợ phát triển đúng về não, xương, các cơ quan và hệ miễn dịch ở trẻ.

8 tác hại khi bà bầu thích ăn vặt và cách kiểm soát cơn thèm ăn - Ảnh 1

8 tác hại của đồ ăn vặt khi mang thai

Tuy nhiên, đồ ăn vặt không giúp bạn đáp ứng những nhu cầu dinh dưỡng này. Mặt khác, nó còn có những ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và em bé dưới đây:

Em bé thích đồ ăn béo

Một nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn của mẹ có thể ảnh hưởng tới sở thích đồ ăn của bé. Và một chế độ ăn uống cân bằng cho thấy sự thèm ăn đối với đồ ăn chứa nhiều chất béo ít hơn.

Có nguy cơ dị ứng

Hàm lượng đường cao trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến dị ứng và hen suyễn.

Sử dụng nhiều acrylamide

Các thực phẩm như khoai tây chiên, bánh mì,... có hàm lượng tinh bột cao. Những thực phẩm này được nướng hoặc chiên ở nhiệt độ cao, giúp chuyển hóa tinh bột thành một chất gọi là acrylamide.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mức độ acrylamide cao có thể dẫn đến chu vi đầu trẻ sơ sinh nhỏ và cân nặng khi sinh thấp.

Acrylamide là gì?

Acrylamide là thành phần cấu tạo nên các hợp chất polyacrylamide và acrylamide copolymer, được sử dụng trong các ngành công nghiệp, như giấy, nhuộm, chất dẻo, xử lý nước uống và nước thải.

Acrylamide là sản phẩm trung gian trong quá trình chế biến thực phẩm ở nhiệt độ cao (hơn 120oC) như chiên, nướng, quay. Nó không có mặt trong thực phẩm chưa qua chế biến hoặc có mặt với hàm lượng rất thấp trong các thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ thấp hơn, như hấp, luộc.

Có xu hướng tăng cân quá mức

Ăn quá nhiều đồ ăn vặt khi mang thai dẫn đến tăng cân quá mức, có thể khiến phụ nữ mang thai và em bé có nguy cơ bị các biến chứng khác nhau như: Tiền sản giật, sinh con lớn, sinh non, tiểu đường thai kỳ, tăng nguy cơ dị tật, sảy thai và thai chết lưu.

8 tác hại khi bà bầu thích ăn vặt và cách kiểm soát cơn thèm ăn - Ảnh 2

Không nhiều giá trị dinh dưỡng

Đồ ăn vặt chứa nhiều đường, muối, chất béo và cholesterol cần tránh trong thai kỳ. Không cần phải nói cũng biết rằng nhiều đường hay nhiều muối dư thừa là không tốt cho cơ thể.

Có thể gặp vấn đề về tiêu hóa

Ăn đồ chiên rán có thể khiến dạ dày của bạn khó chịu. Nó có thể gây ra chướng bụng và khó tiêu. Ngoài ra, đồ ăn vặt thiếu hàm lượng chất xơ.

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Đồ ăn vặt có nhiều đường và calo. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiêu thụ đồ ăn vặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Khi có quá nhiều tác dụng phụ của việc ăn đồ ăn vặt khi mang thai, bạn sẽ muốn kiểm soát chế độ ăn của mình. Nhưng để kiểm soát được thì rất khó.

Làm thế nào để kiểm soát cảm giác thèm ăn?

8 tác hại khi bà bầu thích ăn vặt và cách kiểm soát cơn thèm ăn - Ảnh 3

Điều đầu tiên là xác định không ăn đồ ăn vặt quá nhiều. Dưới đây là một số mẹo để vượt qua sự thèm đồ ăn vặt của bạn:

Dự trữ đồ ăn nhẹ lành mạnh: bạn có thể tự làm cải xoăn nướng, rong biển khô

Ăn nhẹ trái cây và các loại hạt: bạn có thể chọn chuối, táo, có thể kết hợp với bơ hạnh nhân

Chọn thực phẩm hợp lý

Đồ ăn vặt làm bão hòa vị giác của bạn nhưng không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bạn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là phải hoàn toàn tránh xa pizza, hamburger, khoai tây chiên và nhiều thứ khác, miễn là đừng biến nó thành thói quen.

10 cách trị ốm nghén hiệu quả nhất cho bà bầu vượt qua 3 tháng đầu dễ dàng

Giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, hầu hết các mẹ bầu sẽ phải chịu những cơn ốm nghén khủng khiếp. Dưới đây là 10 cách trị ốm nghén hiệu quả nhất cho các mẹ cùng tham khảo.

TIN MỚI NHẤT