Sữa chua rất tốt cho sức khỏe bà bầu, nhưng 3 thời điểm dưới đây mẹ không nên ăn sữa chua dễ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
- Siêu âm ở tuần thứ 38, bà mẹ bị sốc nặng đến nỗi suýt ngã khi bác sĩ thông báo 1 tin về thai nhi
- Sau sinh ăn cam được không, có bị són tiểu về già không?
Mẹ bầu ăn khi đói
Sữa chua là món ăn vặt rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu, nhưng nếu bà bầu dùng sữa chua vào lúc này giúp đẩy lùi cảm giác đói nhưng lại không hề có lợi cho sức khỏe chút nào.
Nếu mẹ bầu ăn sữa chua vào lúc bụng rỗng còn có thể khiến bà bầu bị tổn thương dạ dày và gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng về tiêu hóa, lúc này lượng canxi trong sữa chua sẽ không được hấp thụ trọn vẹn, khiến em bé trong bụng không thể phát triển tốt được.
Ăn sau khi dùng bữa
Thói quen của nhiều bà bầu là dùng sữa chua sau khi ăn cơm để tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Nhưng trên thực tế, khi vừa ăn no, dạ dày của bạn cần thời gian để tiêu hóa bớt lượng thực phẩm vừa nạp vào cơ thể.
Nếu mẹ bầu ăn sữa chua ngay lúc này sẽ không phát huy được tác dụng mà còn khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng đầy hơi, khó tiêu, cơ thể khó chịu. Ngoài ra, men tiêu hóa trong sữa chua sẽ làm mẹ nhanh đói, thai nhi vì thế mà khó chịu.
Ăn ngay trước khi ngủ
Trước khi đi ngủ nếu mẹ bầu ăn sữa chua ngay trước khi ngủ sẽ làm cản trở quá trình tiêu hóa, vì vậy việc bà bầu ăn sữa chua lúc này là vô ích. Ngoài ra, chúng còn khiến thai nhi cảm thấy đói bụng hơn mà thôi. Bên cạnh đó, ăn sữa chua vào thời điểm này có thể ảnh hưởng không tốt tới tình trạng răng miệng của mẹ.
Mẹ bầu nên ăn sữa chua sau khi ăn tối 30 phút đến 2 tiếng: Bởi giai đoạn từ buổi tối đến nửa đêm là thời điểm mà hàm lượng canxi cơ thể thấp nhất, cho nên nếu mẹ ăn sữa chua vào thời điểm này thai nhi có thể hấp thụ được lượng canxi 100%, giúp con cao lớn hơn, cứng cỏi hơn ngay từ trong bụng.
Mẹ bầu cũng có thể ăn sữa chua từ 30 phút đến 2 tiếng sau giờ ăn trưa: Đây chính là thời điểm này mẹ bầu nên ăn 1 hộp sữa chua để tránh căng thẳng, mệt mỏi nếu phải làm việc vào buổi chiều.