42 ngày là thời gian tiêu chuẩn phục hồi sau khi sinh nhưng có nên đi tái khám lại không là câu hỏi mà nhiều mẹ thắc mắc.
- Không ngờ thực phẩm dân dã này lại là THẦN DƯỢC CỰC TỐT cho sức khỏe BÀ BẦU, sau sinh ăn cũng lợi sữa
- Bí quyết giúp sinh con THÔNG MINH, NHANH NHẸN, HỌC MỘT BIẾT MƯỜI mẹ bầu nào cũng cần nắm rõ
Nhiều mẹ có thể tự cảm nhận cơ thể mình phục hồi rất tốt, nhưng thực tế, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra mới có thể biết chính xác tình trạng sức khỏe của mình.
Hơn nữa, quá trình tái khám sẽ khiến các mẹ và người nhà an tâm hơn. Chẳng may, bạn cảm nhận cơ thể phục hồi rất tốt, nhưng thực tế không phải vậy, đồng thời kéo theo nhiều biến chứng khó lường.
Quá trình tái khám chủ yếu kiểm tra vết thương, chức năng xương chậu, tử cung, các cơ quan bên trong cơ thể của người mẹ và quá trình phát triển của trẻ sơ sinh.
1. Kiểm tra tình trạng phục hồi của vết thương
Cho dù các mẹ sinh mổ hay sinh thường, sau khi sinh con vẫn có khả năng đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng vết thương, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến xuất huyết.
Thông qua tái khám sau sinh, các mẹ có thể biết chính xác tình trạng phục hồi của vết rạch tầng sinh môn, hoặc vết rạch ổ bụng khi sinh mổ.
Các mẹ sinh thường có vết rạch tầng sinh môn phục hồi không tốt, cộng thêm việc không đến bệnh viện tái khám và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tình huống xấu là nhiễm trùng vết thương, xuất huyết, thậm chí bị sốc. Đây là điều các mẹ sinh thường cần chú ý và nên tái khám để tránh tình huống xấu xảy ra.
Trong giai đoạn ở cữ, nếu vết thương xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, chẳng hạn sưng tấy, đau đớn, có dịch chảy ra thì các mẹ cần đến bệnh viện khám và điều trị.
2. Kiểm tra tình trạng phục hồi của tử cung
Toàn bộ tử cung của người mẹ sẽ phình to khoảng 1000 lần, bên trong tử cung của người mẹ từng chứa thai nhi sẽ xuất hiện một vài vết sẹo.
Sau quá trình thụ thai, niêm mạc tử cung trở nên mềm và phát triển lớn hơn, cổ tử cung sẽ rất dày, lưu lượng máu đổ về khiến cổ tử cung phình to, tạo môi trường thuận lợi cho quá trình phát triển của thai nhi.
Trong giai đoạn phát triển của thai kỳ, bên trong tử cung của mẹ sẽ chứa thai nhi, dây rốn, nước ối.
Đến giai đoạn sắp sinh, niêm mạc của thai nhi, dây rốn giống như một lớp da mỏng xốp sẽ được đào thải ra ngoài. Những tàn dư sót lại bên trong tử cung sẽ bong ra, chết đi hoặc biến tính tạo thành nguy cơ đối với sức khỏe của người mẹ.
Khoảng thời gian 6 tuần là quá trình hồi phục mới của niêm mạc tử cung. Nếu quá trình phục hồi không tốt sẽ dẫn đến tình trạng xuất huyết.
Tái khám sau sinh sẽ căn cứ vào kết quả siêu âm ổ bụng để phán đoán tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng có phục hồi về nguyên trạng hay không. Tiến hành kiểm tra phụ khoa đáy chậu, dịch tiết ra âm đạo tử cung liệu có xuất hiện dấu hiệu bất thường hay không.
Nếu các mẹ không đến bệnh viện tái khám và bỏ lỡ khoảng thời gian vàng điều trị sau sinh sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe lâu dài.
3. Các mẹ sau sinh có thể xuất hiện tình trạng sa tử cung
Cho dù các mẹ sinh thường hay sinh mổ, trong thời gian mang thai, tử cung sẽ không ngừng giãn nở. Đến quá trình sinh đẻ, các nhóm cơ ở xương chậu, âm đạo, dây chằng tử cung và cơ ở xương mu sẽ bị chèn ép và kéo căng trong khoảng thời gian dài, khiến các cơ ở đáy chậu và dây chằng tổn thương tùy theo nhiều mức độ.
Bởi vậy, các mẹ sau sinh thường xuất hiện tình trạng són tiểu, sa tử cung, tổn thương chức năng đáy chậu, đau lưng, đau nhức vùng xương mu.
Thông qua lần tái khám định kỳ, bác sĩ có thể đánh giá mức độ tổn thương của đáy chậu, phán đoán khả năng phục hồi và đưa ra lời khuyên thích hợp cho các mẹ.
Có nhiều mẹ nghĩ rằng tái khám sau sinh là điều không cần thiết, dẫn đến biến chứng nghiêm trọng sau sinh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
4. Tiến hành sàng lọc biến chứng
Nhiều mẹ sau sinh xuất hiện tình trạng tăng cân không kiểm soát, thiếu máu, viêm tuyến vú, nứt núm vú, ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Thông qua tái khám, bác sĩ sẽ kiểm tra, tiến hành điều trị, giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm tác động xấu đến sức khỏe người mẹ.
5. Kiểm tra sức khỏe của trẻ sơ sinh
Thông qua lần tái khám định kỳ, ngoài kiểm tra sức khỏe của người mẹ, trẻ cũng được bác sĩ kiểm tra các thông số để đánh giá quá trình phát triển. Chẳng hạn chiều cao, cân nặng, chu vi vòng đầu, số lần tiểu tiện, chế độ ăn uống, chất lượng giấc ngủ của trẻ.
6. Các mẹ có thể tái khám muộn, nhưng không nên đi sớm
Nhiều mẹ thường phân vân: "Giai đoạn ở cữ chỉ kéo dài khoảng 1 tháng, tại sao phải đợi 42 ngày sau sinh mới tiến hành tái khám? Tái khám muộn hơn có sao không?".
Nhiều mẹ nghĩ rằng thời gian ở cữ chỉ cần vỏn vẹn 1 tháng là đủ, nhưng điều này không đúng. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian ở cữ có thể kéo dài khoảng 6 tuần, đặc biệt là các mẹ sau sinh có tình trạng xuất huyết kéo dài.
42 ngày là thời gian tiêu chuẩn phục hồi sau khi sinh cho đến khi bộ phận sinh dục khôi phục lại trạng thái bình thường. Trước 42 ngày, cơ thể người mẹ vẫn chưa phục hồi tốt, nếu các mẹ tái khám sớm, bác sĩ sẽ không thể đưa ra chẩn đoán chính xác.
Các mẹ có thể tái khám muộn hơn sau 42 ngày, nhưng không nên trễ quá 56 ngày. Bởi nếu các mẹ tái khám trễ, bác sĩ sẽ không thể kiểm tra chính xác nguyên nhân gây bệnh, không thể phán đoán tử cung xuất huyết kéo dài hoặc xảy ra tình trạng bất thường ở cơ thể người mẹ.