Cúng tất niên là một trong những lễ không thể thiếu của mỗi gia đình trong dịp cuối năm. Vậy tất niên 2020 cúng gì, cúng vào ngày mấy, giờ nào là đẹp nhất?
- 3 điều đại kỵ khi bày mâm ngũ quả ngày Tết, gia chủ nên tránh để không gặp điều xui rủi
- Xem tuổi xông đất năm 2020, chọn tuổi xông nhà hợp mệnh gia chủ thu hút tài lộc và may mắn
Tất niên 2020 cúng gì?
Như chúng ta đã biết, cúng tất niên là một trong những nét đẹp trong văn hóa của người Việt từ bao đời. Tùy vào mỗi vùng miền mà mâm cơm cúng tất niên sẽ có những nét đặc trưng riêng biệt.
Mâm cỗ tất niên thường bao gồm các món ăn truyền thống như: Thịt gà, canh miến, món xào, xôi, bánh chưng...
Vậy tất niên 2020 cúng gì?
* Mâm cơm cúng tất niên của người miền Bắc
Người miền Bắc nhất là người Hà Nội thường chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên rất đủ đầy, chu toàn. Thông thường, trên mâm cỗ cúng của người miền Bắc sẽ có: Gà luộc, canh măng, miến, xôi/bánh chưng, nem, giò lụa, giò xào, đĩa xào thập cẩm, rượu...
Các món ăn ở mỗi địa phương sẽ có sự thay đổi sao cho phù hợp với điều kiện gia đình cũng như văn hóa vùng miền.
* Mâm cơm cúng tất niên của người miền Trung
Nếu như người Bắc cầu kỳ chuẩn bị với các món ăn truyền thống thì người miền Trung lại có mâm cỗ tất niên khá đơn giản.
Trên mâm cỗ là các món như: Giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua và bánh tét hoặc bánh chưng.
* Mâm cơm cúng tất niên của người miền Nam
Di chuyển vào miền Nam, bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt của mâm cơm cúng tất niên. Người miền này thường chuẩn bị bánh tét, canh mặt cùng thịt kho tàu. Ngoài ra, trên mâm cỗ cũng có thêm gỏi tôm thịt, nem hay chả giò...
Nhìn chung, dù là ở vùng miền nào đi chăng nữa thì mâm cơm cúng tất niên cũng cần có đủ các món ăn được chế biến tinh khiết bày biện đày đặn và trang nghiêm.
Cúng tất niên vào ngày nào, giờ nào đẹp?
Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi gia đình mà lựa chọn ngày, giờ cúng tất niên khác nhau. Thông thường, người Việt sẽ cúng tất niên vào chiều hoặc tối ngày 29, 30 Tết. Bởi đây là dịp con cháu trở về đoàn tụ với ông bà, cha mẹ.
Thời gian cúng tất niên năm Canh Tý không bắt buộc, tuy nhiên nếu có điều kiện gia chủ có thể tham khảo cúng vào các khung giờ Thìn (9 - 11 giờ), Dậu (17 - 19 giờ), Hợi (21 - 23 giờ) các ngày 29, 30 Tết (tức 23/1, 24/1 dương lịch).
Văn khấn cúng tất niên theo đúng phong tục
Bài văn khấn cúng tất niên dưới đây được lấy theo chuyên gia phong thủy Lương Ngọc Huỳnh:
Bái lạy cha mẹ, ông bà cùng gia tiên tiền tổ nội ngoại.
Hôm nay là ngày... tháng... năm... ngày cuối cùng của năm cũ chuẩn bị đón chào năm mới năm... Chúng con nhất tâm quy mệnh lễ thành kính, xin được sửa soạn lễ vật, tiền vàng cùng sơn hào hải vị, nhang đăng bái mời cha mẹ, ông bà cùng gia tiên tiền tổ nội ngoại toạ hạ trước lễ dưới án thờ gia tiên tại tổ đường để thụ hưởng và chứng lễ cho tấm lòng thành kính của chúng con.
Con cầu xin tổ tiên, phù hộ độ trì cho con cháu đón xuân vui vẻ, bước sang năm mới với vận khí mới, niềm vui mới, luôn được mạnh khoẻ, hạnh phúc, thành đạt. Chúng con xin cầu nguyện cho gia tộc họ... vận khí luôn hanh thông, vạn sự được cát tường như ý, cầu tài tài đến, cầu phúc phúc lai, cầu lộc lộc tồn, nhân an vật thịnh hưởng vinh thụ huệ, để dòng họ sinh ra được nhiều người hiền tài phụng sự đất nước làm rạng danh dòng tộc. Đó là âm đức mà gia tiên tiền tổ ngàn đời đã lưu truyền lại cho con cháu đương thời, chúng con xin kê đầu bái thủ ghi lòng tạc dạ hồng ân của gia tiên.
Chúng con xin đa tạ!
Chúng con xin đa tạ!
Chúng con xin đa tạ!