Gừng là một thứ gia vị rẻ tiền nhưng hiệu quả đem lại cho sức khỏe thì sẽ khiến bạn phải tròn mắt ngạc nhiên, nhất là ăn gừng vào mùa đông.
- Cô dâu mới Đường Yên tiết lộ 5 thói quen giúp 'trẻ mãi không già'
- Mỹ Tâm trẻ hơn tuổi thật 10 năm nhờ điều đặc biệt ít ai để tâm
Miền Bắc đang tiếp tục với những đợt rét lạnh rét hại và mỗi chúng ta cần phải tăng cường hơn việc giữ ấm cơ thể. Sử dụng đồ uống từ gừng cũng như bổ sung gừng trong nhiều món ăn có thể giúp bạn chống lạnh hiệu quả hơn. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, Ấn Độ, lợi ích sức khỏe của gừng rất rộng lớn, trong đó không chỉ chăm sóc sức khỏe mà còn phòng chống lão hóa, giúp bạn trẻ lâu hơn. Bạn có thể sử dụng nhâm nhi hàng ngày, dùng uống trà hay bổ sung trong những món xào nấu… cũng rất tuyệt.
Sử dụng đồ uống từ gừng cũng như bổ sung gừng trong nhiều món ăn có thể giúp bạn chống lạnh hiệu quả hơn.
1. Chống viêm
Viêm nhiễm mãn tính có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho toàn bộ cơ thể như rối loạn tim mạch, tiểu đường, viêm khớp, bệnh Alzheimer, bệnh về đường hô hấp và mắc các bệnh tự miễn.
Nếu bị viêm nhiễm, trà gừng là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn. Gừng có đặc tính chống viêm tuyệt vời, giúp giảm viêm, đau nhức xương khớp cũng như cơ bắp.
2. Tăng cường miễn dịch
Gừng rất giàu chất giúp tăng cường miễn dịch như gingerols và gingerdiol, có vai trò kháng virus, kháng nấm và kháng khuẩn. Từ đó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, cho phép cơ thể chống lại nhiễm trùng và ngăn ngừa cảm cúm, cảm lạnh.
Gừng rất giàu chất giúp tăng cường miễn dịch như gingerols và gingerdiol, có vai trò kháng virus, kháng nấm và kháng khuẩn.
3. Cải thiện hệ tiêu hóa
Chất gingerols và shogaol chứa trong gừng giúp tăng hấp thu chất dinh dưỡng trong cơ thể. Do đó, gừng hoàn toàn có khả năng cải thiện chức năng tiêu hóa nói chung.
4. Cải thiện lưu thông máu
Nếu bạn bị huyết áp cao, cholesterol cao thì uống nước gừng sẽ giúp chống lại các dấu hiệu này của bệnh tim mạch. Gừng cũng có khả năng làm sạch động mạch từ sự tích tụ mảng bám, ngăn ngừa đột quỵ và đau tim.
Nếu bạn bị huyết áp cao, cholesterol cao thì uống nước gừng sẽ giúp chống lại các dấu hiệu này của bệnh tim mạch.
5. Phòng chống ung thư
Với khả năng kháng viêm mạnh mẽ, sử dụng gừng sẽ giúp ngăn chặn các tế bào ung thư cũng như ngăn chặn sự phát triển, tính di căn của tế bào ung thư. Ăn gừng cũng có khả năng chống lại một số loại ung thư như ung thư gan, tuyến tiền liệt, tuyến tụy, phổi, đại trực tràng, vú, da và bàng quang.
6. Cải thiện chức năng não
Gừng bảo vệ não khỏi sự căng thẳng, cải thiện chức năng bộ nhớ và nhận thức nhờ khả năng kháng viêm, bảo vệ tế bào. Đây chính là loại gia vị đặc biệt có lợi cho phụ nữ trung niên trong việc nâng cao khả năng nhận thức của họ.
Gừng bảo vệ não khỏi sự căng thẳng, cải thiện chức năng bộ nhớ và nhận thức nhờ khả năng kháng viêm, bảo vệ tế bào.
Chữa lành làn da bị dị ứng
Nếu gió mùa đông mạnh đang tác động lên da bạn, hãy bắt đầu chữa bệnh từ trong ra ngoài bằng gừng. Đặc tính chống viêm của gừng giúp làm dịu làn da đỏ, bị kích thích.
Trẻ lâu hơn
Bạn có thể thấy từ "chất chống oxy hóa" xuất hiện trên các loại kem mặt đắt tiền, trong đó có gừng. Theo Health, các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ da khỏi các gốc tự do (những thứ trong môi trường như ô nhiễm và tia UV), làm tăng tốc độ phá vỡ collagen và làm hỏng da. Hàm lượng chất chống oxy hóa của gừng có thể giúp duy trì sự sản sinh collagen của bạn, giúp tăng cường độ đàn hồi và mịn màng cho da.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), gừng là một vị thuốc quen thuộc trong Đông y, đồng thời là loại thuốc rẻ tiền có ngay trong nhà bạn.
"Gừng có tên gọi khác là sinh khương, can khương, bạch khương, hắc khương – tùy theo dạng khô hay tươi, màu trắng hay đen. Tùy từng loại gừng sẽ có tính chất khác nhau một chút. Trong Đông y, gừng tươi có vị cay, tính ấm, thơm, gừng khô có vị cay, tính nóng, thơm hắc", lương y Bùi Hồng Minh cho biết.
Theo ông Minh, Đông y dùng gừng tươi để chữa cảm mạo, phong hàn, ngạt mũi, nhức đầu, đau đầu, nôn mửa, kích thích tiêu hóa, đầy bụng, trướng bụng, giải độc từ cua cá, chim thú nếu có độc, các loại thịt (trừ thịt lợn vì gừng kỵ thịt lợn) khi ăn vào cơ thể. Dùng 4-8 g sắc nước uống.
Gừng khô chữa đau bụng do lạnh, chướng bụng đầy hơi, thổ tả, chân tay lạnh, ho có đờm… Gừng đen (xao cháy gừng) chữa đau bụng lạnh, chân tay nhức mỏi, băng huyết. Tuy nhiên, phụ nữ có thai nên thận trọng khi sử dụng gừng. Tốt nhất là nên thảm khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng hay không.