Nước chè xanh không chỉ đơn thuần là loại đồ uống mà nó còn được coi là một loại dược liệu, do đó nó cũng sẽ có những thành phần, dược tính nhất định. Vì thế không phải ai cũng có thể uống được nước chè xanh.
- 5 thực phẩm nhiều người tưởng tốt nhưng làm đường máu tăng vọt, chuyên gia nhắc hạn chế tiêu thụ
- Loại rau nhiều sắt vượt xa thịt bò, được ưu ái gọi là 'rau trường thọ': 'Kho' chất xơ, tốt cho tiêu hóa nhưng ăn nhiều quá lại gây hại
Theo thông tin từ VTC News, nước chè xanh là thức uống tôt cho sức khoẻ. Dùng chè xanh đúng cách và đúng liều lượng sẽ sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể, thải độc tố hiệu quả; Điều hòa huyết áp, tốt cho hệ tim mạch; Ngăn ngừa căn bệnh ung thư quái ác; Giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường chức năng của não bộ; Chống lão hóa, làm đẹp da, hỗ trợ giảm cân.
Nước chè xanh không chỉ đơn thuần là loại đồ uống mà nó còn được coi là một loại dược liệu, do đó nó cũng sẽ có những thành phần, dược tính nhất định. Vì thế không phải ai cũng có thể uống được nước chè xanh.
Dẫn tin từ Báo Sức khoẻ & Đời sống, uống nước chè xanh thường xuyên với lượng thích hợp là rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là phòng bệnh ung thư. Tuy nhiên, không phải ai cũng uống được chè xanh và một số trường hợp không nên uống trà đặc.
Dưới đây là 5 nhóm người được khuyến cáo không nên uống nước chè xanh:
Người bị loét dạ dày: Trà là loại đồ uống kích thích bài tiết acid. Chất tanin của trà làm giảm hoạt tính của men, khiến cho tế bào thành dạ dày tiết ra nhiều acid hơn là bệnh nặng lên.
Người bị bệnh gút: Chất tanin trong trà làm bệnh nặng hơn. Người bệnh gút đặc biệt chú ý không nên uống trà hãm lâu.
Người bị bệnh tim và tăng huyết áp: Uống trà nhiều tim sẽ đập nhanh, nhịp tim tăng, huyết áp tăng, hoàn toàn không có lợi cho người bị bệnh tim và bệnh cao huyết áp.
Người bị bệnh xơ cứng động mạch: Do trà có nhiều chất hoạt tính sinh học như cafein, chất kiềm, làm tăng hưng phấn nên mạch máu dẫn đến não bị co rút, không cung cấp đủ máu cho não, lưu lượng máu chậm lại dễ phát sinh tắc động mạch não.
Người bệnh gan: Chất cafein trong trà được bài tiết ra ngoài chủ yếu qua gan,.Nếu gan yếu mà uống trà nhiều gan sẽ phải làm việc quá tải, càng làm tổn thương gan.
Theo Thanh Niên, lá chè xanh có vị đắng, chát, tính mát có công dụng lợi tiểu, định thần, thanh nhiệt, giải khát, tiêu cơm, làm mát cơ thể.
Nên uống nóng
Chè xanh tính hàn cho nên không dùng lạnh vì quá hàn sẽ sinh đờm. Do đó nên uống nóng. Có nơi trong và ngoài nước có tập quán uống chè phải nóng, có khi còn cho vào chè một lát gừng tươi.
Không dùng lúc đói và buổi tối
Chè xanh chứa hàm lượng caffeine lớn, có thể gây chóng mặt, cồn cào, hoa mắt nếu dùng lúc bụng đói. Caffeine trong lá trà xanh có tác dụng hưng phấn thần kinh trung ương nhằm tăng mức độ tập trung và hoạt động của não bộ. Do đó nếu uống trà xanh vào buổi tối có thể gây khó ngủ và mất ngủ. Nên dùng trà xanh vào sáng sớm để đầu óc tỉnh táo và tăng hiệu suất làm việc, học tập,…
Không dùng ngay sau khi ăn
Tránh dùng nước trà xanh ngay sau khi ăn vì chất tannin có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt và chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
Không dùng cho người táo bón, uống thuốc tan máu đông
Hoạt chất tannin trong chè xanh có tác dụng cầm tiêu chảy, vì vậy người bị táo bón nên hạn chế sử dụng. Không dùng lá chè cho người đang uống thuốc làm tan máu đông vì trong chè xanh có vitamin K - làm tăng khả năng đông máu.
Ngoài ra, người bị suy nhược thần kinh, mất ngủ, cao huyết áp cũng nên hạn chế dùng chè xanh, do trong chè xanh chứa nhiều caffeine có tác dụng kích thích thần kinh, gia tăng gánh nặng cho tim, làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp.