Những loại trà dưới đây không chỉ giúp làm ấm cơ thể trong mùa đông mà còn giúp kiểm soát, phòng ngừa cảm cúm, cảm lạnh, ho, viêm họng, viêm phế quản… hiệu quả.
- 1 cốc nước muối = 10 loại thuốc trị bệnh: Có rất nhiều công dụng đến từ một món rẻ bèo mà bạn đang bỏ qua mỗi ngày
- 6 dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu chất sắt, cần bổ sung ngay
Trà sả
Trong Đông y, cây sả còn có tên gọi khác là hương mao hay cỏ chanh, có mùi thơm đặc trưng, có tác dụng giải độc, hỗ trợ tiêu hóa, hạ huyết áp, giải cảm…
Đặc biệt trong mùa đông lạnh, thường xuyên uống trà sả sẽ giúp phòng ngừa và chữa cảm lạnh, ho, chống viêm (nhờ tính kháng nấm, kháng khuẩn, chống ký sinh trùng, chống viêm), giúp thông mũi họng, giữ ấm toàn thân.
Với những người bị đầy hơi, khó tiêu... dùng 30 - 50g sả, sắc lấy nước uống 2 - 3 lần trong ngày. Cũng có thể kết hợp lá sả với mật ong, quế, nước cốt chanh, lá bạc hà để tạo thành món ăn bài thuốc phòng bệnh trong mùa đông cực tốt.
Trà hoa cúc
Hoa cúc cũng là một vị thuốc trong Đông y, với vị ngọt, cay, vào 3 kinh phế, can, thận; có tác dụng dưỡng âm, ích can, tán phong thấp, thanh đầu mục, giáng hoả.
Vào mùa đông uống trà hoa cúc có tác dụng phòng ngừa và chữa nhiều bệnh tật. Một cốc trà hoa cúc mỗi ngày sẽ giúp giảm căng thẳng, thư thái, ngủ sâu giấc, kiểm soát bệnh và giảm đường huyết.
Trà hoa cúc trắng chữa phong nhiệt cảm mạo, đau đầu, tăng huyết áp, chóng mặt...Trà hoa cúc vàng có thể phòng cảm lạnh, cúm, viêm mủ da, hoa mắt, tăng huyết áp...Trà hoa cúc mật ong giúp mát gan, giảm nhiệt.
Tuy nhiên, với những người tỳ vị hư hàn, lạnh tay chân, lạnh bụng, huyết áp thấp hạn chế dùng trà hoa cúc.
Trà hoa cúc có thể phòng cảm lạnh, cúm, giảm đau đầu, giúp an thần, ngủ ngon
Trà quế chi cam thảo
Trong y học cổ truyền phương Đông, quế được sử dụng trong các bài thuốc, thức ăn chữa cảm lạnh, chướng bụng đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy và đau bụng kinh.
Quế còn có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu và hâm nóng cơ thể. Và khi kết hợp quê chi với cam thảo thành trà có tác dụng giúp bổ tâm dương, ích khí, tốt cho người lao động ngoài trời mùa lạnh.
Để làm trà quế chi cam thảo có thể dùng quế chi 10g, cam thảo sống 5g nghiền vụn, hãm nước sôi trong bình kín, sau 15 phút dùng uống thay trà trong ngày. Tuy nhiên, với những người có chứng viêm nhiệt không nên dùng trà quế chi cam thảo.
Trà bạc hà
Bạc hà rất giàu vitamin B, canxi, kali giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại một số bệnh thông thường mùa đông như cảm lạnh, ho khan, cảm cúm... tăng cường hệ tiêu hóa, làm giảm các cơn co thắt đường hô hấp và đường tiêu hóa.
Tinh dầu bạc hà có tính kháng khuẩn mạnh, giúp cơ thể chống lại vi trùng tấn công hệ miễn dịch. Thường xuyên uống trà bạc hà giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, phòng ngừa hiệu quả các bệnh đường hô hấp trong mùa đông lạnh.
Mặc dù trà bạc hà tốt cho sức khỏe nhưng không loại trà này không phù hợp cho trẻ nhỏ, bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp.
Trà la hán
Trong Đông y quả la hán có vị ngọt, tính mát có tác dụng nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện.
Vậy nên rất thích hợp với những người có thể chất nhiệt, có bệnh lý hô hấp và tiêu hóa thuộc thể nhiệt theo cách phân loại của Đông y.
Vào mùa đông lạnh, uống trà la hán có tác dụng giúp tiêu viêm, trị ho, mát gan, bổ phổi, chống khát. Mùa đông trà làm mềm và giữ ẩm cổ họng, rất thích hợp cho người bị đái tháo đường, người đang giảm béo, người chớm mắc các bệnh đường hô hấp.
Uống trà la hán có tác dụng giúp tiêu viêm, trị ho, mát gan, bổ phổi, phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp cực tốt
Trà gừng
Gừng là vị thuốc tốt cho sức khỏe do có đặc tính kháng virus, kháng khuẩn, rất tốt cho đường hô hấp, ấm cơ thể, ngừa cảm lạnh, tốt cho sức khỏe dạ dày, khắc phục đầy hơi, tiêu hóa kém…
Trong mùa đông lạnh, uống trà gừng có tác dụng giảm cảm, thông xoang, long đờm, hạn chế nhờn gây tắc nghẽn đường thở.
Nhưng cần lưu ý là trà gừng không chữa được cảm nặng và cũng không nên lạm dụng trà gừng vì có thể gây trướng bụng, đầy hơi, loãng máu, nhất là người bị tăng huyết áp không nên dùng trà gừng vì sẽ làm huyết áp tăng cao, gây nguy hiểm.