Sắt (Fe) là khoáng chất chủ yếu tham gia vào quá trình hình thành hồng cầu, đồng thời giúp tăng khả năng tập trung của trí não. Thiếu sắt có thể phá vỡ các chức năng của cơ thể, dẫn đến tình trạng thiếu máu.
- 5 loại thực phẩm "không dễ ăn" nhưng cực có lợi cho sức khỏe: Ăn thường xuyên để chống lão hóa, nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ
- Người đàn ông 30 tuổi có thói quen ăn 160 túi thịt gà/tháng, đến khi cầm kết quả khám sức khỏe mới hốt hoảng vì 1 cơ quan đang tổn thương nghiêm trọng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thiếu sắt là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng trên toàn cầu, đặc biệt ảnh hưởng đến trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
WHO ước tính có 42% trẻ em dưới 5 tuổi và 40% phụ nữ mang thai trên toàn thế giới bị thiếu máu.
Vai trò của sắt trong cơ thể
Sắt có tác dụng trong tổng hợp hemoglobin (chất vận chuyển oxy cho các tế bào trong cơ thể) và myoglobin (chất dự trữ oxy cho cơ thể).
Ngoài ra sắt còn tham gia vào thành phần một số enzyme oxy hoá khử như catalase, peroxidase và các cytochrome (những chất xúc tác sinh học quan trọng trong cơ thể).
Nó đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra năng lượng oxy hoá, vận chuyển oxy, hô hấp của ty lạp thể và bất hoạt các gốc oxy có hại.
Đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, sắt giúp tạo nên một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
Để đảm bảo đủ nhu cầu sắt trong thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ phải có lượng sắt dự trữ, ít nhất là 300 mg trước khi mang thai.
Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu chất sắt.
1. Mệt mỏi, uể oải
Người bị thiếu sắt có thể cảm thấy rất mệt mỏi và kiệt sức. Sắt là khoáng chất giúp tạo ra hemoglobin, một loại protein chịu trách nhiệm vận chuyển oxy đến các bộ phận khác nhau của cơ thể.
Hàm lượng sắt thấp gây ra lượng hemoglobin thấp, có nghĩa là ít oxy đến các mô và cơ, làm mất đi năng lượng của chúng.
Tuy nhiên, triệu chứng mệt mỏi cũng có thể có ý nghĩa khác. Do đó, hãy đi khám bác sĩ trước khi đưa ra kết luận.
2. Khó thở
Khi cơ thể thiếu sắt, lượng hemoglobin và oxy cũng sẽ giảm đi.
Việc thiếu oxy đến các cơ có thể khiến cơ thể bạn phải làm việc nhiều hơn để tạo ra nhiều oxy hơn, từ đó làm tăng nhịp thở, dẫn đến khó thở.
Vì vậy bạn có thể cảm thấy rất mệt mỏi ngay cả khi thực hiện các hoạt động bình thường như đi bộ, leo cầu thang, tập thể dục.
3. Tăng nhịp tim
khi cơ thể bị thiếu sắt và lượng hemoglobin thấp, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để bơm oxy đi khắp cơ thể.
Điều này có thể gây ra nhịp tim không đều hoặc dẫn đến tăng nhịp tim. Nên lưu ý và đi khám vì trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tim to và suy tim.
4. Chóng mặt, nhức đầu
Thiếu sắt có thể hạn chế lưu lượng oxy lên não, gây đau đầu, chóng mặt. Đây là một vấn đề p
hổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ.
Mặc dù cần có thêm nghiên cứu thêm để hiểu mối liên quan giữa thiếu sắt và đau đầu, nhưng mức độ giảm oxy trong não có thể là một yếu tố phổ biến góp phần gây ra đau đầu.
5. Da nhợt nhạt
Hemoglobin trong hồng cầu làm cho máu có màu đỏ.
Khi bạn bị thiếu sắt, quá trình sản xuất hemoglobin sẽ bị ảnh hưởng, làm cho da mất đi màu hồng và độ ấm. Da mặt, lợi (nướu), móng tay và phía trong mí mắt bạn có thể trở nên nhợt nhạt.
Dấu hiệu này phổ biến ở những người bị thiếu máu vừa hoặc nặng. Trong trường hợp này cần đến khám bác sĩ ngay lập tức.
6. Lưỡi, miệng bị sưng, đau
Nếu lưỡi, miệng bạn bị viêm hoặc sưng thì rất có thể bạn đang bị thiếu sắt trong cơ thể.
Ngoài ra các triệu chứng khác có thể bao gồm khô miệng, cảm giác nóng rát, vết nứt đỏ đau ở hai bên miệng và loét miệng.
(Theo Times of India)