Để sử dụng điều hòa tiết kiệm điện và không làm ảnh hưởng tới sức khỏe, bạn cần chọn đúng chế độ phù hợp với nhiệt độ môi trường và thời điểm sử dụng. Ngoài ra, với bí quyết lắp cục nóng điều hòa dưới đây sẽ giúp máy nhà bạn chạy bền dù 10 năm hay 20 năm vẫn luôn như mới.
- Cách bảo quản dưa hấu còn dư ở trạng thái tươi ngon, mọng nước và đỏ thắm
- Các loại cây dễ trồng để làm bừng sáng văn phòng của bạn
3 sai lầm lắp đặt cục nóng khiến máy giảm thọ, tốn năng lượng
Lắp cục nóng ngoài trời có nắng mưa hắt vào
Nhiều người cho rằng lắp đặt cục nóng điều hòa nơi thoáng gió mưa nắng có thể thoải mái hắt vào. Nhưng trên thực tế, có rất nhiều hộ gia đình lắp đặt cục nóng điều hòa ở phía ngoài tường nhà, trên sân thượng hoặc mái nhà. Các nhà sản xuất cũng đã lựa chọn thiết kế vỏ ngoài che chắn hợp lý cho cục nóng để hạn chế những sự cố khi người dùng lắp đặt dàn nóng ngoài trời. Tuy nhiên để hạn chế tối đa những hư hỏng do tác nhân thời tiết gây ra, bạn nên có biện pháp che chắn khi lắp đặt cục nóng ngoài trời.
Lắp cục nóng điều hòa trong nhà
Nhiều người cho rằng lắp đặt cục nóng điều hòa trong nhà sẽ giúp bảo vệ máy tốt hơn. Nhưng trên thực tế việc này hoàn toàn không tốt, bởi khi lắp cục nóng trong nhà sẽ khó lưu thông không khí khiến cho máy chạy nóng nhanh hơn và dễ bị hư hỏng cháy nổ.
Đồng thời, khi cục nóng chạy sẽ tạo ra nguồn khí nóng khiến cho gian phòng của bạn trở nên nóng bức hơn. Và gây lãng phí tiền điện hàng tháng, bởi vậy tuyệt đối không nên lắp đặt cục nóng trong nhà kẻo hối hận không kịp.
Cục nóng điều hòa đặt cao hơn cục lạnh
Theo các chuyên gia kỹ thuật về điện tử điện lạnh chia sẻ: Nếu bạn lắp đặt dàn nóng cao hơn dàn lạnh, việc này sẽ khiến gas bay hơi hết trong khi dầu sẽ đọng lại và vô tình gây thêm nguy cơ chảy ngược lại vào trong dàn lạnh từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động của điều hòa. Vì vậy dàn lạnh điều hòa phải để cao hơn dàn nóng. Nếu bạn lắp đặt dàn nóng cao hơn dàn lạnh thì cần lắp đặt thêm hệ thống bẫy dầu bằng cách uốn ống dẫn dầu hình chữ U để giữ, ngăn dầu chảy theo đường ống đến dàn lạnh mà không thể quay lại lốc, từ đó làm cho lốc bị khô, nóng, tạo ma sát mài mòn linh kiện gây hỏng máy.
Cách lắp đặt cục nóng điều hòa đúng nhất
Các chuyên gia cho biết bạn nên chọn nơi lắp cục nóng điều hòa ở vị trí dễ dàng tiếp cận, sửa chữa lau chùi. Không có bất kỳ trở ngại nào trước cục nóng để cho không khí quạt đi qua không gian mở.
Đồng thời, bề mặt để lắp đặt cục nóng phải chắc chắn để tránh rung động. Sự rung động của thiết bị sẽ làm tăng tiếng ồn và dẫn đến sự phá vỡ ống đồng. Vị trí tốt nhất để lắp đặt cục nóng điều hòa.
Ngoài ra, bạn cũng nên chọn nơi có mái che cho cục nóng để mưa nắng không hắt vào làm ảnh hưởng tới tuổi tho của mà. Bên cạnh đó, khi lắp đảm bảo khoảng cách cục nóng với tường phải lớn hơn 5cm, khoảng cách hai bên hông của máy là 0.25m cho mỗi bên. Và khoảng cách tường đối diện với cục nóng phải ≥ 60cm có như vậy mới đảm bảo cục nóng hoạt động tốt.
Ngoài ra, để sử dụng điều hòa tiết kiệm điện và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn có thể tham khảo một số mẹo nhỏ dưới đây.
Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa
Nhiều người có thói quen giảm nhiệt độ điều hòa xuống rất sâu, thậm chí để "kịch sàn" ở mức 16 độ C. Tuy nhiên, đây là mức nhiệt quá thấp, không tốt cho cơ thể con người và gây tốn nhiều điện năng.
Nhiệt độ lý tưởng của điều hòa vừa giúp tối ưu điện năng vừa tốt cho sức khỏe là khoảng 25 độ C. Tùy theo điều kiện môi trường và nhu cầu sử dụng, người dùng có thể linh hoạt điều chỉnh nhiệt độ điều hòa ở dao động trong khoảng 24-28 độ C.
Vào ban đêm, bạn nên để nhiệt độ điều hòa tăng thêm 1-2 độ C so với ban ngày.
Hẹn giờ tắt
Ngoài việc sử dụng chế độ Sleep vào ban đêm, bạn có thể dùng tính năng hẹn giờ tắt của điều hòa. Điều hòa thường có chế độ hẹn giờ tự động tắt/bật. Bạn có thể sử dụng chế độ này để lựa chọn thời gian tắt điều hòa, nhất là vào ban đêm. Đây cũng là một cách giúp bạn không bị lạnh về đêm và tiết kiệm điện hiệu quả.
Sử dụng thêm quạt
Để rút ngắn thời gian làm mát của điều hòa, bạn có thể sử dụng thêm quạt điện để phân bổ hơi lạnh từ điều hòa tốt hơn. Khi phòng đã đủ lạnh, bạn có thể tắt quạt.
Chống thoát nhiệt qua các khe hở
Khi bật điều hòa, nếu căn phòng có các khe hở thì không thể mát nhanh và khí lạnh cũng dễ thất thoát ra bên ngoài. Điều hòa thế hệ mới vẫn có thể làm mát nhưng với những dòng điều hòa cũ, điều hòa đã sử dụng lâu thì việc phòng có khe hở sẽ khiến máy lạnh phải làm việc liên tục, công suất cao để làm mát phòng, gây tốn điện, hại máy.
Do đó, bạn nên kiểm tra ở cửa sổ, các kẽ hở của cửa ra vào xem có bị thoát khí lạnh ra ngoài hay không.
Không nên bật điều hòa 24/24
Kể cả vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm, bạn cũng không cần phải bật điều hòa cả ngày. Thực tế, sử dụng điều hòa cả ngày sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe vì không khí trong phòng không được lưu thông, tích tụ nhiều khí độc và vi khuẩn, độ ẩm trong phòng cũng bị giảm đi nhiều.
Vào những thời điểm không quá nóng trong ngày, bạn hãy tắt điều hòa, mở các cửa để tạo sự lưu thông không khí.