Nếu nghe tiếng cục nóng máy lạnh kêu quá to, bạn có thể xem xét các dấu hiệu sau đây nhé.
- Cắm điện hơn 300 ngày mỗi năm mà không biết nút giúp tiết kiệm điện tủ lạnh mỗi ngày: Xem ngay để biết cách
- Không cần gọi thợ tốn tiền, đây là 7 cách vệ sinh máy lạnh tại nhà, máy chạy êm ru, mát rượi
Những vấn đề thường gặp ở cục nóng máy lạnh
Dàn nóng điều hòa có tác dụng toả nhiệt ra không gian ngoài, nhờ đó nhiệt độ trong phòng trở nên dịu mát. Dàn nóng bao gồm nhiều linh kiện như máy nén (block), động cơ quạt, dàn tản nhiệt, cánh quạt, bo mạch... Tất cả được bảo vệ trong một lớp vỏ (lớp chắn) sơn tĩnh điện.
Theo các chuyên gia điện lạnh, ba nguyên nhân tiêu biểu khiến dàn nóng bị hư hỏng là nổ bo mạch, hỏng máy nén và dàn tản nhiệt dàn nóng kém. Vì thế, nếu muốn điều hòa hoạt động bền bỉ cần đặc biệt chú ý đến ba bộ phận: bo mạch, máy nén và dàn tản nhiệt.
Bo mạch (PCB) chịu trách nhiệm điều khiển các hoạt động của máy. Bo mạch có thể giải quyết nhiều thuật toán, thông số máy với tốc độ xử lý cực nhanh. Một số nguyên nhân khiến cháy bo mạch như bo kém chất lượng, bị côn trùng chui vào hoặc điện áp quá cao gây nổ bo. Khi thay bo sẽ tốn nhiều tiền, từ 2 - 3 triệu tùy hãng và tùy dòng máy.
Nếu bo mạch được ví như bộ não của điều hòa thì máy nén là trái tim điều hòa, hoạt động liên tục để vận chuyển môi chất làm lạnh, đảm bảo chu trình làm lạnh của cả hệ thống.
Dàn tản nhiệt (còn gọi là dàn trao đổi nhiệt) được ví như lá phổi của điều hòa, là bộ phận giúp vận chuyển không khí nóng từ trong phòng ra môi trường ngoài, làm giảm độ nóng cho dàn nóng. Dàn tản nhiệt kém khiến dàn nóng bị quá nóng, theo thời gian sẽ dễ hư hỏng, kém bền.
Vì sao cục nóng máy lạnh kêu to?
Dưới đây là 3 nguyên nhân bạn có thể gặp phải:
1/ Không lắp ron cao su hoặc sử dụng ron cao su đã chai, mất đi tính linh hoạt: Đặt ở nơi bên ngoài, các bộ phận của dàn nóng phải chịu đựng mọi điều kiện thời tiết, từ mưa, nắng đến gió. Dưới tác động của thời tiết, các ron cao su (tấm đệm dưới chân đế của dàn nóng) có thể trở nên cứng, chai hoặc hỏng hoàn toàn, tạo ra các khoảng trống. Hoặc có thể các ốc bắt chân đế bị lỏng, khiến quạt dàn nóng chạy tạo ra lực rung mạnh và gây ra tiếng kêu. Đơn giản chỉ cần thay ron cao su mới hoặc siết chặt các ốc vít là có thể khắc phục vấn đề này.
2/ Vật lạ rơi vào trong: Một vấn đề khác có thể gây ra tiếng kêu lớn từ dàn nóng là có vật lạ rơi vào bên trong. Điều này cũng tương tự như nguyên nhân thứ 3, nhưng thay vì bụi bẩn bám vào trong thời gian dài, có thể một vật lạ đột ngột rơi vào và kẹt lại bên trong, chẳng hạn như chuột, thằn lằn,...
Khiến dàn nóng phát ra tiếng kêu lớn và có mùi hôi khó chịu. Nếu nghi ngờ có điều này xảy ra, bạn cần phải điều tra và xử lý ngay vấn đề này.
3/ Cánh quạt của dàn nóng gặp sự cố: Thường xảy ra vào mùa mưa, cánh quạt của dàn nóng điều hòa thường phải hoạt động liên tục và tiếp xúc với nước mưa, dẫn đến tình trạng nước mưa làm khô dầu bôi trơn trong thiết bị, gây ra tiếng kêu khó chịu. Hoặc có thể cánh quạt bị bể, làm cho quạt quay không đồng trục. Đôi khi, dây điện bên trong dàn nóng có thể va vào cánh quạt, tạo ra tiếng kêu.
Cách sử dụng điều hòa tiết kiệm
- Dùng điều khiển để chuyển chế độ lạnh từ "Cool" sang chế độ "Dry" , thao tác đơn giản này sẽ giảm công suất tiêu thụ điện của điều hòa đáng kể mà không phải ai cũng biết.
- Mẹo này tiết kiệm điện bởi khi hoạt động ở chế độ Cool, điều hòa lấy nhiệt nóng từ trong phòng để đẩy ra cục nóng bên ngoài, giúp giảm nhiệt độ, làm mát không khí trong phòng. Điện năng tiêu thụ cho hoạt động này của điều hòa là khá nhiều. Nhiều khách hàng cài đặt nhiệt độ rất thấp mức 16o đến 20oC. Tuy nhiên, đây là yếu tố dẫn tới lượng điện tiêu thụ lớn của điều hòa mà có thể dẫn tới sốc nhiệt khi chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa nền nhiệt trong nhà so với ngoài trời.
- Phần lớn điều hòa trong các gia đình được sử dụng buổi tối trong thời gian đi ngủ và thông thường chúng ta chỉ tắt điều hòa lúc ngủ dậy vào buổi sáng.
- Thay vì 7h sáng dậy chúng ta mới tắt điều hòa, chúng ta không hẹn giờ tắt từ lúc 6h? Ngay cả khi điều hòa được tắt trừ 6h sáng thì hơi lạnh còn lại cũng đủ giúp chúng ta ngủ đến 7h một cách thoải mái và dễ chịu.
Việc nhỏ này giúp chúng ta tiết kiệm tiền điện không nhỏ. Chức năng hẹn giờ được trang bị trên phần lớn các sản phẩm điều hòa. Không khí ở các thành phố có rất nhiều bụi mà mắt thường không nhìn thấy hết, chính các bụi bẩn này sẽ tích tụ ở tấm lọc ở cục lạnh trong nhà (indoor) và làm giảm lượng hơi mát cung cấp vào phòng.
- Bạn chỉ cần tháo tấm lọc bụi và cọ rửa vệ sinh bằng nước và giúp tăng hiệu quả làm mát từ đó tiết kiệm được điện năng tiêu thụ