Các cách điều trị viêm họng này đều sử dụng thảo dược có nguồn gốc tự nhiên, an toàn và không có các tác dụng phụ. Do đó, rất phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, từ trẻ em, người cao tuổi cho đến phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Đã tìm ra loại thuốc mới điều trị hiệu quả bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
- Những thực phẩm chứa nhiều thuốc trừ sâu nhất, muốn sử dụng phải tuyệt đối rửa sạch
Dùng nước muối sinh lý
Súc miệng với nước muối là cách đơn giản nhất để làm dịu cơn đau họng. Bởi nước muối có tác dụng làm dịu niêm mạc, tiêu viêm và sát khuẩn. Ngoài ra, nước muối còn giúp làm loãng và loại bỏ dịch đờm ứ đọng, từ đó giảm nhanh tình trạng khó nuốt và nghẹn vướng ở cuống họng.
Súc miệng bằng nước muối còn được áp dụng với trường hợp viêm amidan, viêm thanh quản cấp, viêm VA và tổn thương hầu họng do trào ngược dạ dày thực quản. Để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp, bạn có thể duy trì thói quen súc miệng bằng nước muối 1 – 2 lần/ngày.
Gừng tươi
Gừng tươi từ xa xưa đã được dùng nhiều trong các vị thuốc dân gian để giảm các triệu chứng viêm họng như ho, đau rát họng, đờm ừ, khàn tiếng… Bởi gừng có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng tán phong hàn, cầm ho, chỉ thống (giảm đau), từ đó cải thiện sức đề kháng cho người bệnh.
Củ gừng
Để áp dụng, bạn có thể ngậm vài lát gừng tươi (nên ngậm sát ở vùng hầu họng) để long đờm, giảm ho và giảm đau rát, khó chịu. Chịu khó áp dụng nhiều lần trong ngày chắc chắn bạn sẽ đạt hiệu quả tốt.
Mật ong
Mật ong là lựa chọn hàng đầu để điều trị căn bệnh đau họng hay viêm họng tại nhà mà không cần phải uống thuốc. Bởi vị ngọt của mật ong thúc đẩy tuyến nước bọt hoạt động, từ đó làm dịu cổ họng đang khô và giúp dễ long đờm.
Có rất nhiều cách dùng mật ong, đơn giản nhất bạn có thể ăn trực tiếp vài thìa mật ong để giảm đau và ngứa ngáy cổ họng.
Hoặc bạn lấy 1 cốc nước ấm và pha vài thìa mật ong theo tỉ lệ 1:3 (tức là 3 nước ấm + 1 mật ong) và uống hàng ngày vào mỗi buổi sáng khi vừa ngủ dậy.
Tắc (quất) chưng với đường phèn
Đây chắc chắn là bài thuốc không xa lạ với mọi người bởi tắc có vị chua, tính ấm, tác dụng giải cảm, nhuận phế và tiêu đờm. Ngoài ra, vitamin C trong tắc còn giúp nâng cao sức đề kháng và hỗ trợ tiêu diệt virus của hệ miễn dịch.
Đường phèn được chế biến từ thốt nốt, củ cải hoặc mía với vị ngọt mát tự nhiên. Không chỉ được dùng để nấu ăn, đường phèn còn có tác dụng thanh nhiệt và nhuận phế. Chưng tắc với đường phèn có thể làm giảm cảm giác ngứa, đau rát cổ họng và phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp gây ra.
Bạn có thể làm bài thuốc này theo cách sau:
-Chuẩn bị 3 – 5 quả tắc tươi và 1 ít đường phèn, nếu thích bạn có thể dùng thêm ít mật ong
-Rửa sạch tắc, sau đó cắt đôi cho vào chén.
-Cho đường phèn vào chén và đem đường phèn hấp cách thủy trong 15 – 20 phút.
-Để nguội, ăn cả nước lẫn cái để giảm đau họng và ho.
Lưu ý thực hiện vài lần/ngày cho đến khi triệu chứng của bệnh đau họng đã thuyên giảm.
Lê hấp táo tàu
Lê là loại trái cây có vị ngọt, hơi chua, tính mát, tác dụng tiêu đờm nhanh, thanh nhiệt và nhuận phế. Trong khi đó, táo tàu lại có tác dụng bồi bổ sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Cách giảm đau họng bằng bài thuốc lê hấp táo tàu không chỉ hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu mà còn cải thiện sức khỏe rõ rệt, rất thích hợp cho mọi đối tượng, ngay cả với phụ nữ đang mang thai.
Cách làm lê hấp táo đỏ cũng rất đơn giản:
-Chuẩn bị 1 quả lê, 1 ít táo đỏ, một ít mật ong/đường phèn và gừng.
-Sau đó rửa sạch lê, nạo bỏ phần ruột.
-Dùng dao xắt sợi gừng và cắt nhỏ táo tàu.
-Cho tất cả các nguyên liệu trên vào bên trong quả lê, thêm vào 1 ít đường phèn hoặc mật ong và đem chưng cách thủy trong thời gian từ 15 – 20 phút với lửa nhỏ.
-Cuối cùng, lấy ra để nguội và dùng ăn khi còn ấm để đạt hiệu quả tối đa.