Vợ Đăng Khôi chai sẻ việc hai con trai từng là nạn nhân của bạo lực học đường, đặc biệt con trai thứ 2 từng bị đánh trước sự chứng kiến của mẹ.
- Vợ sao nam Vbiz xót xa tiết lộ từng tận mắt chứng kiến cảnh con bị bạo lực học đường: Nhận tin tay chân bủn rủn, đau lòng đến mức gào thét
- Dàn sao Việt nói gì về việc 'cấm sóng', 'phong sát' nghệ sĩ và KOLs vi phạm pháp luật, có hành vi trái thuần phong mỹ tục?
Những ngày vừa qua, thông tin nữ sinh 17 tuổi ở Vinh - Nghệ An tự tử vì bạo lực học đường khiến cư dân mạng xôn xao. Không chỉ những bậc làm cha mẹ, nhiều người bày tỏ sự lo lắng khi bạo lực học đường đã len lỏi vào nhiều môi trường và gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Hai con trai Đăng Khôi đều là nạn nhân của bạo lực học đường
Mới đây nhất, Thủy Anh - bà xã ca sĩ Đăng Khôi bất ngờ tiết lộ 2 con trai cũng từng là nạn nhân của bạo lực học đường:
"Ken và Đăng Anh đã từng là nạn nhân của bạo lực học đường. Con bị đánh, bị bạn xúi đâm kéo vào người, bị nói xấu, bị cô lập, bị tẩy chay.
Ken bị bắt nạt năm lớp 1, lớp 3, còn Đăng Anh thì vụ việc xảy ra ngay trong năm học này, ngay tại lớp của anh Ken. Mình thấy có rất nhiều lý do khiến con bạn có thể trở thành nạn nhân của bạo lực học đường. Học giỏi cũng bị bạo lực học đường, học kém cũng bị, nhà nghèo cũng bị, nhà có điều kiện hơn cũng bị, xấu xí cũng bị, xinh đẹp cũng có thể là lý do. Và với tụi nhỏ nhà mình thì một phần lý do vì con là con của người nổi tiếng.
Lần vừa rồi khi đến trường đón con, mình chứng kiến cảnh Đăng Anh bị 3 bạn lớp anh Ken quây, 1 bạn chuẩn bị đập cánh cửa lớp vào bàn tay Đăng Anh đang để sát cửa. Những bạn xung quanh liền mách: "Cô ơi em của Đăng Khang bị đánh hội đồng!", "Cô ơi bạn kia xúi bạn khác cầm kéo đâm em!"... Chỉ nghe đến đó thôi mà tay chân mình bủn rủn, mình lồng lên, gào thét. Chưa bao giờ mình lại có cảm giác điên rồ như thế này, mặc dù trước đây anh Ken đã từng bị nhưng mình không được chứng kiến tận mắt nên cảm giác thực sự khác lúc này", Thủy Anh gây chú ý khi chia sẻ về chuyện hai con trai từng là nạn nhân của bạo lực học đường.
4 bước giải quyết hiệu quả
Thủy Anh cũng chia sẻ về hướng giải quyết hợp lý: "Bạo lực học đường là một vấn đề rất nghiêm trọng và cần phải được giải quyết kịp thời để bảo vệ trẻ em. Biết con trai bị các bạn lớp khác bắt nạt, Thủy Anh không giấu được cảm xúc lo lắng. Tuy nhiên, cô đã cố gắng tự trấn tĩnh và đưa ra 4 hước để giải quyết vấn đề.
Bước 1: Tìm nguyên nhân khiến các con nảy sinh mâu thuẫn.
Bước 2: Trực tiếp đưa các con đối diện với mâu thuẫn, tìm trách nhiệm trên cơ sở tôn trọng.
Bước 3: Phối hợp với nhà trường, phụ huynh và cả học sinh khác để đưa ra phương án tối ưu nhất giải quyết mâu thuẫn giữa các con.
Bước 4: Đưa ra yêu cầu và cam kết thực hiện.
Sau khi lấy lại bình tĩnh, mình đã hỏi rõ lý do, phân tích để tụi nhỏ hiểu nếu hành động quá thêm một bước thì hậu quả sẽ xảy ra như thế nào. Nếu em Đăng Anh gây ra lỗi, cô và em sẵn sàng xin lỗi các con, còn nếu lỗi không phải từ Đăng Anh, các con phải xin lỗi em và quyết liệt sửa đổi. Và 3 bạn đã xin lỗi Đăng Anh, mình yêu cầu cả 3 ôm lấy Đăng Anh vào lòng để biết em đang run như thế nào, em có đáng bị bắt nạt như vậy không?
Lúc đó cô giáo chủ nhiệm cùng góp mặt và xử lý vấn đề với mình. Cô cũng gửi lời xin lỗi vì để sự việc này xảy ra, cô sẽ trao đổi với phụ huynh của 3 bạn kia để gọi điện xin lỗi mình và Đăng Anh. Ngay hôm sau, thầy phụ trách sinh hoạt chung của toàn trường cũng đã họp với 3 bạn để kiểm điểm và giáo dục các bạn thêm. Mình cũng cảm thấy nhẹ lòng hơn rất nhiều.
Những giải pháp phi bạo lực như vậy có lẽ là điều tốt nhất nhà trường có thể làm để không khiến các em học sinh bắt nạt cảm giác bị dồn vào đường cùng, cũng như các em là nạn nhân được bảo vệ chính đáng. Sự đồng hành của nhà trường cùng với sự sát sao của phụ huynh sẽ giúp ngăn chặn những điều không hay có thể xảy ra trong tương lai".
Không đứa trẻ nào “miễn nhiễm" trước bạo lực học đường
Cũng trên trang cá nhân, Thủy Anh cũng đưa ra lời khuyên hữu ích dành cho các bậc phụ huynh trong bài viết: “Chúng ta - những người làm cha mẹ, đã nói quá nhiều về bạo lực học đường rồi nhưng đôi khi vẫn lúng túng khi phải đối diện với vấn đề thực tế. Mỗi lần nghe tin một người trẻ qua đời vì bạo lực học đường, bố mẹ lại có một đêm mất ngủ, trằn trọc lo cho con mình. Bạo lực học đường có thể xảy ra ở bất kỳ cấp học nào, lớp 1 hay lớp 12, có thể xảy ra ở bất kỳ môi trường nào, trường công lập hay quốc tế, trường chuyên hay trường thường, bất kể con bạn là ai.
Nhiều chuyên gia cũng cho biết, bạo lực học đường ở Việt Nam nếu so sánh với Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ hay châu Âu mới đang ở giai đoạn bắt đầu và có thể tệ hơn trong những năm tới. Không một đứa trẻ nào “miễn nhiễm" trước bạo lực học đường, trừ khi các con trở thành những kẻ bắt nạt người khác. Với Thuỷ Anh, đó là sự phản kháng đáng buồn nhất của một đứa trẻ và sự thất bại của một người làm cha mẹ khi không dành nhiều thời gian hơn cùng con.