Khi đảm nhận vai trò giám khảo trong 'Học viện cải lương', Thanh Hằng đã nghẹn ngào kể kỷ niệm khó quên gắn liền với cố nghệ sĩ Vũ Linh.
- Nghệ sĩ Thanh Hằng chọn cảnh lẻ bóng ở tuổi xế chiều: 2 lần hôn nhân không êm ấm, không lo chuyện ốm đau bệnh tật
- Nghệ sĩ Thanh Hằng chia sẻ chuyện nghề, từng phải 'đau đầu' lựa chọn giữa học hát và học may
Mới đây, nghệ sĩ Thanh Hằng đảm nhận vai trò giám khảo trong chương trình Học viện cải lương do NSND Bạch Tuyết tổ chức. Tại chương trình, chị có dịp kể kỷ niệm ngày Tết cùng những ký ức gắn liền với cố nghệ sĩ Vũ Linh.
Thanh Hằng tâm sự năm 1980, bà đi theo các đoàn hát ở tỉnh. Quãng thời gian đó giúp nữ nghệ sĩ có những ký ức đẹp khi được ăn tết cùng khán giả. Giọng ca cải lương bồi hồi: “Thường thì dịp tết mọi người đều kiêng kỵ người lạ đến nhà. Nhưng khán giả rất thương, anh chị em nghệ sĩ nào nếu không có chỗ ngủ trong đoàn có thể đến ở nhờ. Tôi hát xong đêm giao thừa là về nhà khán giả cùng cúng giao thừa”.
Sau này, Thanh Hằng vẫn đi hát vào đêm giao thừa, nhưng xong chương trình là bà về nhà. Nghệ sĩ cải lương hạnh phúc khi xe chạy nhìn sang hai bên đường thấy nhà nào cũng trang hoàng lộng lẫy. “Thường, mọi người chỉ được cúng, tận hưởng giao thừa ở một nhà. Còn tôi, các anh chị em nghệ sĩ thì được trải nghiệm với rất nhiều gia đình”, nữ nghệ sĩ chia sẻ.
Nghệ sĩ nói hạnh phúc khi xe chạy nhìn sang hai bên đường thấy nhà nào cũng trang hoàng lộng lẫy. “Thông thường, mọi người chỉ được tận hưởng giao thừa ở gia đình của mình. Còn chúng tôi - những người nghệ sĩ thì được trải nghiệm với rất nhiều gia đình”, nghệ sĩ dí dỏm.
Từ năm 1976 đến năm 1986, nghệ sĩ Thanh Hằng đi theo 3 đoàn của tỉnh Vĩnh Long, rồi sang 3 đoàn ở Hậu Giang. Năm 1982, chị đạt giải A1 tại hội diễn toàn quốc, sau đó có cơ hội gặp gỡ NSƯT Vũ Linh.
Năm 1984-1985, nghệ sĩ Thanh Hằng theo đoàn cải lương Hồng Nhung của NSƯT Vũ Linh, hoạt động tại tỉnh Lâm Đồng.
“Sáng mùng 1, chúng tôi chuẩn bị hát vở Truyền thuyết về tình yêu. Tôi cũng chuẩn bị sẵn nồi thịt kho, dưa giá. Tôi nấu ăn phù hợp khẩu vị của anh Vũ Linh. Tôi nói hát xong sẽ dọn ra để anh em ăn cùng.
Khi tôi đang hoá trang, anh Vũ Linh nói ăn thịt kho hoài ngán quá, muốn ăn giò heo hầm nước dừa. Chúng tôi hát 3 suất/ngày nên mệt lắm. Lúc đó cũng không thể tìm mua giò heo được. Nhưng khán giả rất thương nghệ sĩ. Lúc đó có khán giả xin vào hậu trường gặp gỡ, trò chuyện.
Vị khán giả bỏ luôn suất hát đó, ra chợ tìm mua cho được giò heo thật ngon theo đúng ý anh Vũ Linh. Nước dừa tôi lấy từ mâm cúng đêm giao thừa trước đó. Hát xong suất đầu, tôi nấu liền, nên xong suất thứ hai là có để anh Linh ăn”, nghệ sĩ Thanh Hằng kể.
Trong thời gian cộng tác với đoàn Hồng Nhung, có lúc nghệ sĩ Thanh Hằng xảy ra vấn đề với gia đình, rời đoàn về nhà người thân rồi đi hát tăng cường cho đoàn của nghệ sĩ Phương Bình. “Tôi hát ở Tầm Vu (Long An) vào buổi sáng. Tôi đang ngồi học tuồng để chuẩn bị cho suất hát buổi tối thì thấy một chiếc xe máy chạy đến. Hóa ra anh Vũ Linh chạy từ Lâm Đồng về để tìm tôi. Anh nói tôi thu xếp về lại đoàn”, cô kể.
“Bởi lúc bấy giờ Sở Văn hóa tỉnh Lâm Đồng chỉ biết tôi đóng vai nữ vương trong Truyền thuyết về tình yêu. Như thế họ mới đồng ý cấp phép tiếp tục cho đoàn. Tôi nói chuyện với chú Phương Bình và trở lại đoàn. Giữa anh em chúng tôi có nhiều kỷ niệm vui, buồn. Nhớ lại chỉ thấy thương nhau nhiều hơn”, nghệ sĩ Thanh Hằng chia sẻ.
Nghệ sĩ Thanh Hằng sinh năm 1959 thuộc về thế hệ thứ tư của đại gia đình Hai Núi – Tư Hélène, một trong năm đại gia đình nghệ sĩ của Việt Nam. Ông Hai Núi - ông cố của nữ nghệ sĩ Thanh Hằng, là một nghệ sĩ tiền phong trong ngành hát bội pha cải lương. Không chỉ thế, mẹ là nghệ sĩ Kim Hoa và các em gái Ngân Quỳnh, Thanh Ngọc, Thanh Ngân đều theo nghiệp hát, diễn.
Thanh Hằng được đánh giá là một nữ nghệ sĩ cải lương tài năng của sân khấu cải lương cùng thời với NSƯT Vũ Linh, NSƯT Ngọc Huyền, NSƯT Kim Tử Long, Phượng Mai.... Bà có thể hóa thân vào nhiều loại vai tuồng như đào thương, đào mùi, đào lẵng mùi, lẵng độc, đào độc, vai mụ. Nữ nghệ sĩ nổi tiếng với các vở: Người đẹp Bạch Hoa Thôn, Giọt lệ cố nhân, Tứ Tử Đăng Khoa, Một kiếp đọa đày, Xử án Trần Thế Mỹ, Nỗi oan hoàng hậu, Tóc mai sợi vắng... Năm 1991, bà từng giành huy chương vàng giải cải lương Trần Hữu Trang. Năm 1997, Thanh Hằng đoạt thêm giải Mai Vàng, diễn viên hay nhất trong năm do tuần báo Tuổi trẻ tổ chức.
Thanh Hằng còn được ghi nhận thành công bên mảng hài kịch, điện ảnh. Thanh Hằng có một lối diễn xuất nội tâm, tuyệt hay, tuyệt đẹp, không cần lời nói nhiều, không cần động tác hay hành động gì, chỉ ánh mắt long lanh, nụ cười ngượng nghệu như mặc cảm tội lỗi, giọng nói vừa mắc cở vừa khêu gợi... Chính vì vậy, Thanh Hằng là một trong số ít nghệ sĩ thành công không chỉ ở Việt Nam mà còn ở sân khấu hải ngoại.
Khi sự nghiệp đang thăng hoa thì cũng là lúc nghệ sĩ Thanh Hằng khiến người hâm mộ thấy bất ngờ khi bà âm thầm rời xa sân khấu để chọn cho mình cuộc sống riêng khá bình lặng.