Có những ca sĩ, nhờ khả năng sử dụng điêu luyện các kĩ thuật đặc trưng của dòng nhạc trữ tình quê hương, cùng giọng hát trời phú, đã trở thành nữ hoàng của dòng nhạc này. Đó chính là bộ ba Hoàng Oanh, Hương Lan, Như Quỳnh.
- Diệu Nhi lần đầu ‘đánh dấu chủ quyền’ với ông xã Anh Tú, chỉ một khoảnh khắc này mà chiếm 10 triệu view
- Ái nữ Lọ Lem nhà MC Quyền Linh khoe vòng eo con kiến, nhan sắc ngày càng thăng hạng ở tuổi 17
Nhạc trữ tình quê hương là một dòng nhạc quen thuộc, phổ biến với công chúng nghe nhạc trên khắp mọi miền đất nước suốt hàng chục năm qua.
Bằng sự giản dị, mộc mạc trong giai điệu và vẻ đẹp thăng hoa trong ngôn từ, nhạc trữ tình quê hương đã len lỏi tới mọi ngóc ngách, chiếm lĩnh trái tim của hàng triệu khán giả.
Hoàng Oanh
Hoàng Oanh sở hữu một giọng hát rực rỡ nhưng vẫn ngọt dịu như ánh nắng buổi sớm mai. Ở quãng trung, âm sắc của cô sang sảng, tiếng vang xa như tiếng chuông vàng, rót vào tai người nghe những âm vang đẹp tuyệt vời.
Dù sở hữu một giọng hát đẹp rực rỡ và một làn hơi dài đặc trưng, Hoàng Oanh không dàn trải hơi thở tốt như những ca sĩ khác. Vì quá tập trung dồn sức vào những chỗ hát ngang ngang nên khi lên cao hay xuống thấp giọng cô mỏng hẳn đi. Bên cạnh đó, cô không tập chuyển giọng tốt, nên khi chuyển lên cao cô dùng giọng giả thanh một cách lộ liễu.
Ngoài ra, Hoàng Oanh cũng được nhớ đến với khả năng ngâm thơ “độc nhất vô nhị”. Trong thế hệ ca sĩ bolero trước và cho đến hiện tại, không một ai có được năng lực ngâm thơ trác tuyệt như Hoàng Oanh. Nữ danh ca ngâm thơ với chất giọng trầm dày, vô cùng ấm áp nhưng cũng không kém phần bay bổng.
Tuy nhiên, những khuyết điểm đó được bù lại bởi một giọng hát đẹp rạng ngời, cùng khả năng truyền tải cảm xúc sâu sắc cộng với cách nhả chữ vô cùng chính xác và đặc sắc. Chính vì thế Hoàng Oanh vẫn luôn là một huyền thoại cho nhưng thế hệ sau vươn tới.
Hương Lan
Hiếm có một nghệ sỹ nào có thể giữ được giọng hát của mình hơn 50 năm vẫn ngọt ngào, trữ tình và phát triển kỹ thuật hát tốt như nghệ sỹ Hương Lan. Quãng thời gian nữ nghệ sỹ đứng trên sân khấu đã hơn nửa thế kỷ, giọng ca của Hương Lan đã cất lên mấy tiếng đồng hồ trong hàng chục ngàn đêm diễn để phục vụ khán giả. Ngoài việc biểu diễn hàng đêm, Hương Lan còn giao tiếp hàng ngày và vẫn dành thời gian cho việc luyện thanh, lo cho gia đình.
Rất nhiều đồng nghiệp cũng như người ái mộ Hương Lan tò mò muốn biết bí quyết gì khiến nữ nghệ sỹ có thể giữ được làn hơi khoẻ và kỹ thuật hát ngày một điêu luyện như thế.
Khi còn nhỏ, mỗi khi sắp thu bài hát, Hương Lan thường phải tập bài hát thật nhuần nhuyễn. Vì khi đến phòng thu, phải thu cùng một lúc với ban nhạc hơn 10 người. Bị hỏng là phải thu lại từ đầu. Nhưng nhờ vậy, các nghệ sỹ thời xưa có được thành công lâu dài là nhờ sự rèn luyện nghiêm túc và chuẩn mực. Điều đó cho thấy rằng sự thành công phải trải qua những khó khăn mới nhận được giá trị của người nghệ sỹ thực tài.
Trong bất cứ lần biểu diễn nào trên sân khấu, nữ ca sỹ đều hát live. Đây chính là một cách để rèn luyện giọng hát cũng như bản lĩnh sân khấu của người nghệ sỹ. Hiện nay, do công nghệ ghi âm "chỉnh giọng", nên ca sỹ đã "nhàn" hơn trong việc thu âm; chưa nói đến việc hát phô vẫn được chỉnh sửa lại một cách toàn vẹn. Chính vì vậy, ca sỹ sẽ không đạt được khả năng hát live tốt và hay như đã được thu thanh.
Với kinh nghiệm hơn 50 năm trên sân khấu và vẫn giữ giọng hát đầy kỹ thuật, và cảm xúc, Hương Lan mong muốn tất cả sự khổ luyện hàng ngày của mình sẽ là món quà dành tặng cho những người thương mến và dành tình cảm cho mình suốt những tháng năm qua tại live đầu tiên và duy nhất “Hương Lan: Một đời sân khấu”.
Như Quỳnh
Như Quỳnh cũng sở hữu một giọng hát trữ tình ngọt lịm đầy nữ tính. Như Quỳnh điều khiển hơi rất lạ, nhiều chữ bị ngắt ra tưởng chừng như sắp đứt hơi, nhưng kì thực lại kéo dài vô tận.
Với khả năng chuyển giọng rất khéo, nên dù kĩ thuật của Như Quỳnh không điêu luyện như Hương Lan nhưng cũng đủ để khán giả ngất ngây vì những đường legato mượt đẹp tuyệt diệu.
Điểm chung của ba ca sĩ là đều sở hữu chất giọng nữ trung. Nếu âm sắc của Hoàng Oanh kiêu sa, mềm mại dẻo dai nhưng lại chứa đựng một thứ tiềm lực bền bỉ như cành thùy dương, thì âm sắc của Hương Lan lại tối hơn và giống như cành lệ liễu đung đưa trong gió nhẹ.
Còn Như Quỳnh, tuy âm sắc chưa bằng hai đàn chị, nhưng cũng gợi đến một tấm lụa mỏng manh màu hồng phấn vô cùng quyến rũ. Hoàng Oanh, Hương Lan và Như Quỳnh chắc chắn là ba thế hệ giọng ca vàng nối tiếp nhau của dòng nhạc trữ tình quê hương.