Nghệ nhân hát văn Hoàng Trọng Kha qua đời chiều 14/2, mùng 5 Tết, nhưng đến nay nhiều người mới biết.
- Phản ứng gây chú ý của Minh Hằng khi con trai được mừng tuổi tiền đô có giá trị 'khủng'
- Hé lộ số tiền Ngọc Trinh lì xì cho 11 đứa cháu nhân dịp Tết, dân mạng không khỏi bất ngờ trước độ 'chịu chơi' của cô nàng
Theo thông tin từ báo Dân trí, nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long xác nhận, Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Trọng Kha qua đời tại Hà Nội ngày 14/2 (tức mùng 5 Tết Giáp Thìn). Sinh thời, ông được coi là cây đại thụ của nghệ thuật hát văn, với hàng loạt đóng góp trong việc lưu giữ hình thức lễ nhạc cổ truyền này.
Ấy vậy mà khi trò chuyện về đàn và hát, về cuộc đời cụ gắn liền với những âm thanh diệu vợi của hát văn, cụ dần tỉnh táo, mặt tươi tỉnh, nói nhiều hơn.
Nguyễn Quang Long kể, những lần ghé thăm Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Trọng Kha, anh hay hỏi chuyện đàn, hát, truyền nghề, lần gần nhất hỏi thêm về tư liệu.
Đó là những cuốn sách đã nhuốm màu thời gian, có cuốn cụ sưu tầm, có cuốn cụ tự tay chép. Nội dung những cuốn sách là những bài hát văn cổ và cả các bài văn cúng", nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Long nhớ lại.
Theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ, Nghệ nhân ưu tú Hoàng Trọng Kha sinh năm 1923 tại Hà Nội trong một gia đình có truyền thống âm nhạc.
Cha ông có nghề hát văn, nên từ năm 10 tuổi, ông đã bắt đầu được cha dạy chữ Nho và dạy đàn hát.
Gần cả cuộc đời theo nghề hát văn, cụ đã đi khắp nơi mọi chốn và được vào rất nhiều đền, miếu, phủ để hát.
Tháng 3/2012, cung văn lão thành Hoàng Trọng Kha đã chính thức được Hội Văn nghệ dân gian trao tặng bằng công nhận danh hiệu nghệ nhân ưu tú.